
Vụ “chòi tạm” cô đơn giữa đồi: Sở nói xây nhà trái phép, phường bảo không
25/11/2020 10:55
![]() |
UBND phường Thành phố Phan Thiết cho biết văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý cái “chòi tạm” của ông Bỉ là văn bản “mật”. |
UBND phường loanh quanh
Chủ nhân của căn nhà là ông Nguyễn Hoành Bỉ cho rằng, ông chỉ xây dựng chòi tạm để chứa phân, giữ đất nên không cần phải xin phép xây dựng. “Anh làm để chỗ anh giữ đất, anh bỏ phân mà cũng cần phải xin phép hay sao?”; PV: “Tóm lại nhà của mình là xây không có phép?”; “Em đừng có đặt vấn đề xây hay không xây. Xây là chuyện của anh”, ông Bỉ trả lời.
Ông Bỉ cho biết, ông không hề nhận được thông báo nào của UBND phường về việc sẽ xử lý cái chòi này. Khi PV hỏi: “Phường có xuống làm việc với bên mình chưa ạ?”. “Phường cũng không thấy mời anh mà anh cũng không báo”, ông Bỉ nói.
UBND phường Hàm Tiến xác nhận, không xử lý công trình trên do đó là “chòi”. “Mình xác định chỉ là cái chòi thôi chứ đâu phải cái nhà mà xử phạt hành chính?”, ông Trương Trọng Kim - Phó Chủ tịch phường Hàm Tiến nói.
Tuy nhiên, ông Ngô Ngọc Dũng - Chủ tịch phường Hàm Tiến cho biết, phường đã cho cán bộ địa chính đến làm việc với ông Nguyễn Hoành Bỉ. Ông Bỉ trình bày công trình của ông chỉ là “chòi tạm” chứ không dùng để ở. “Ông Bỉ cam kết nếu phường nói đây là nhà ở thì ông Bỉ sẽ tháo dỡ. Trường hợp ông Bỉ cam kết nhưng không thực hiện thì phường sẽ lập biên bản xử lý, buộc phải tháo dỡ”, ông Dũng phân trần.
Tìm đến UBND thành phố Phan Thiết, ông Lê Văn Chơn – Phó Chủ tịch thành phố Phan Thiết cho biết, sau khi nhận được phản ánh, UBND thành phố Phan Thiết đã có Văn bản chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xử lý, nếu công trình này có sai phạm. Tuy nhiên khi nhận được đề nghị cung cấp văn bản chỉ đạo hướng xử lý, thì ông Trần Minh Duy - Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Phan Thiết không đồng ý cung cấp vì “Chủ tịch chỉ đạo là văn bản mật nên không cung cấp được”.
Là nhà ở không phải chòi chứa phân
Trao đổi về hiện trạng xây dựng “chòi tạm” của ông Nguyễn Hoành Bỉ - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, ông Lê Thanh Sơn khẳng định, đấy là công trình nhà ở, thuộc diện phải xin phép xây dựng. Xử lý vụ việc trên là trách nhiệm của UBND phường Hàm Tiến.
![]() |
Là “chòi tạm” nhưng được xây dựng bằng gạch, lợp mái tôn, có mắc điện và hệ thống bồn nước sinh hoạt. |
Dưới góc độ chuyên môn, ông Sơn cho biết theo, Luật Xây dựng quy định thì không có cái gọi là “chòi tạm”, mà chỉ có công trình xây dựng. Dựa trên kết cấu của công trình do ông Nguyễn Hoành Bỉ xây dựng, có đủ cơ sở kết luận đây là một công trình xây dựng, không phải là “chòi tạm”. “Hình dáng, kết cấu có tường rào; trong căn nhà có điện, có nước, có người ở và có nhà vệ sinh trong đó thì tôi khẳng định, đây là căn nhà. Đất trồng cây lâu năm mà xây nhà là vi phạm, là sai rồi”, ông Lê Thanh Sơn - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận nhận định.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho rằng, việc địa phương để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhưng không có biện pháp xử lý thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền cơ sở. “Đã có thông tin về căn nhà mà không có biện pháp xử lý thì địa phương quản lý chưa chặt chẽ. Cần chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.
![]() |
Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận khẳng định, đây là một công trình xây dựng nên cần phải xin phép. |
Cái sai của ông Bỉ khi xây nhà trên đất trồng cây lâu năm đã được cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận xác nhận. Việc không xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ông Bỉ, khiến dư luận đặt ra câu hỏi, có hay không sự bao che của người thực thi quản lý xây dựng trên địa bàn?
PL&XD sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Tại Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng năm 2020 sửa đổi, bổ sung quy định Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ. Như vậy, căn cứ vào Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng năm 2020 sửa đổi, bổ sung công trình được Phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết khẳng định là “cái chòi tạm” không thuộc công trình miễn Giấy phép xây dựng. |
Cùng chuyên mục


Thái Bình “bất lực” để Công ty Hà Hoa Hồng “biến” dự án bãi đỗ xe thành nhà cho thuê, mở quán bar?

Cần làm rõ năng lực hoạt động xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây lắp điện số 5

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Có hay không việc UBND xã Kiên Thọ “hô biến” đất lúa của hộ này thành đất trồng bưởi của hộ khác?

Ninh Hòa (Khánh Hòa): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động trước mắt chính quyền
Xem thêm

Hà Nội: Làm minh bạch các thông tin liên quan đến việc xây dựng dự án sân golf và dịch vụ Long Biên

Khánh Hòa: “Ổ voi, ổ gà” xuất hiện trên Quốc lộ 27C

Phú Thọ: Dự án Wyndham Thanh Thủy tiếp tục “tai tiếng” khi làm hư hỏng nặng nhà dân

Thừa Thiên – Huế: Phát triển điện mặt trời chưa tuân thủ quy định của Bộ Công Thương

Đoan Hùng (Phú Thọ): Không có lối vào, trạm y tế thị trấn hoàn thành 3 năm vẫn chưa đi vào hoạt động

Đống Đa (Hà Nội): Vì sao lô đất vàng số 11A Cát Linh bị hoang hóa nhiều năm?

Ninh Thuận: Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đang bị xuống cấp nghiêm trọng

Thành phố Vinh: Đình chỉ thi công công trình xây dựng vượt giấy phép 2 tầng

Phú Yên: Có vi phạm Luật Đấu giá tài sản không?

Khánh Hòa: Doanh nghiệp “xẻ núi” trục lợi khi chưa được cấp phép
Tin bài cuối cùng
Tin đọc nhiều
-
“Phủi” đối tác, đại gia Sóc Trăng tự kê giá trị đầu tư?
-
Mỹ Hào (Hưng Yên): Chính quyền có buông lỏng việc quản lý đất đai?
-
An Giang: Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông bị “tố” thiếu trách nhiệm
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ai bảo vệ người dân tại dự án Sơn Thịnh 2?
-
Bài 1: Lát đá vỉa hè tại Hà Nội, dự kiến có “tuổi thọ 70 năm” nhưng vừa lát đã hỏng