
Vĩnh Phúc: Khuất tất trong việc chi trả tiền bồi thường tại dự án của Công ty thép Việt Đức?
02/02/2021 16:46
![]() |
Ông Nguyễn Tiến Nhâm và hàng chục hộ dân khu 14, thị trấn Đạo Đức bức xúc trước những việc làm của Công ty thép Việt Đức. |
Theo Quyết định số 2204/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 và Quyết định số 2604/QĐ-UBND ngày 29/9/2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Công ty thép Việt Đức làm chủ đầu tư dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City, với tổng diện tích quy hoạch là 62ha, chia làm 2 giai đoạn, trong đó diện tích thu hồi giai đoạn 1 là 25,09ha và giai đoạn 2 là 36,91ha. Tại giai đoạn 1 của dự án có 372 hộ trong diện đất thu hồi, trong đó đã quy chủ, kê khai trên diện tích đất của 351 hộ.
Theo phản ánh của người dân thuộc tổ dân phố Nhân Vực: “Từ thời điểm năm 2010, Ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Bình Xuyên, lãnh đạo Công ty thép Việt Đức cùng lãnh đạo các đơn vị liên quan đã tiến hành về tổ chức vận động họp cư dân khu 14 tổ dân phố Nhân Vực để tuyên truyền giải thích dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh đã được các cơ quan chức năng phê duyệt. Nếu hộ dân nào chống đối, không nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng thì tiền đó sẽ gửi vào ngân hàng. Tại thời điểm đó, một số hộ dân đã chấp nhận nhận tiền với giá 90.000.000đ/sào (360m2) và được nhận 12m2 đất dịch vụ để làm nhà ở và một số hộ không lấy đất dịch vụ thì nhận 108.000.000đ/sào. Còn lại đa số các hộ khác chưa nhận tiền.
Sau một thời gian, đến thời điểm những năm 2017 – 2019, Công ty thép Việt Đức tiếp tục về đền bù giải phóng mặt bằng. Người dân yêu cầu chủ đầu tư phải họp dân để làm rõ nhưng người xưng là đại diện của Công ty thép Việt Đức cho rằng đã họp từ trước rồi, nên không họp nữa. Đồng thời họ cũng thông báo lần này Công ty thép Việt Đức chi trả 105.000.000đ/sào và không có đất dịch vụ. So với thời điểm 2010 thì mức đền bù bị giảm xuống.
Tuy nhiên, với mức giá 105.000.000đ/sào và không có đất dịch vụ thì đã có 95% hộ dân có đất bị thu hồi trong dự án chấp nhận phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Chỉ còn số ít người dân chưa chấp nhận, không bàn giao mặt bằng.
Đến tháng 3/2019, chúng tôi bất ngờ phát hiện ra rằng tại dự án này, các đơn vị liên quan đã thương lượng chi trả với những hộ dân chưa bàn giao mặt bằng với giá tiền 200.000.000đ/sào, trong đó số tiền 105.000.000đ là do Công ty thép Việt Đức chi trả, còn 95.000.000đ là do bên giải phóng mặt bằng chi trả. Theo chúng tôi được biết, có khoảng 8 hộ gia đình đã được chi trả số tiền chênh lệch 95 triệu đồng, (đó là những trường hợp người ta chia sẻ cho chúng tôi biết để mà đòi thêm quyền lợi). Còn thực tế, có tất cả bao nhiêu người được nhận 200.000.000đ/sào thì chúng tôi không biết được. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng xem xét giải quyết công bằng, để người dân đỡ thiệt thòi”.
![]() |
Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm giải quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân. |
Để rộng đường dư luận về việc có hay không việc Công ty thép Việt Đức “khuất tất” trong chi trả chênh lệch tiền đền bù giải phóng mặt bằng giữa các hộ dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với chính quyền thị trấn Đạo Đức. Đại diện lãnh đạo chính quyền thị trấn Đạo Đức khẳng định: “Đến nay, dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City đã giải phóng mặt bằng và chi trả tiền đền bù được trên 90% diện tích của giai đoạn 1 với mức tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân là 105 triệu/sào. Còn khoảng 10% diện tích, với hơn 50 hộ dân chưa nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Để hoàn thành giải phóng mặt bằng tiếp tục triển khai dự án, phía chủ đầu tư đã đến từng hộ dân để tuyên truyền vận động các hộ nhận tiền đền bù và giao đất cho chủ đầu tư. Trong số 50 hộ dân chưa nhận tiền thì có 8 hộ thuộc tổ dân phố Nhân Vực, trong đó có hộ bà Nguyễn Thị Mẩu, hộ anh Tòng được chi trả tiền bồi thường 200 triệu đồng/sào, cao hơn trong phương án đền bù đã được UBND tỉnh phê duyệt 95 triệu đồng/sào.
Như vậy, mức giá đền bù giải phóng mặt bằng tại dự án Khu đô thị Việt Đức Legend City đúng là có sự chênh lệch giữa các hộ dân và mức chênh lệch là 95 triệu đồng/sào. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đa số các hộ dân đã chấp hành tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước. Phía chủ đầu tư – Công ty thép Việt Đức phải chịu trách nhiệm về sự “khuất tất”, nóng vội trong việc chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân.
Người dân thuộc tổ dân phố Nhân Vực rất mong muốn lãnh đạo Công ty thép Việt Đức tổ chức cuộc họp đối thoại trực tiếp với người dân về quyền lợi của người có đất bị thu hồi tại dự án.
PL&XD sẽ tiếp tục thông tin.
Bích Huệ
Cùng chuyên mục


Phân lô tách thửa “băm” nát Đảo Ngọc: Loạt sai phạm réo tên Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi

Quảng Xương (Thanh Hóa): Xây dựng nhà máy đốt rác gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Vì sao công trình sai phạm trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên tồn tại suốt 2 năm qua?

Thành phố Vinh (Nghệ An): Chính quyền có biết Dự án Trung tâm thương mại tại xã Nghi Phú xây dựng sai phép?
Xem thêm

Cầu Giấy (Hà Nội): Phường Nghĩa Tân có né tránh cung cấp thông tin cho báo chí?

Hồng Bàng (Hải Phòng): Cần sớm xử lý trạm trộn bê tông không phép ở phường Hùng Vương

Thái Bình: Biệt thự, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thái Bình: Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà kêu cứu

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Ngang nhiên san lấp, tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép trên 4.000m2 đất nông nghiệp

Khánh Hòa chỉ đạo xử lý sai phạm tại cơ sở sản xuất dăm gỗ của Công ty Cổ phần Sao Vàng

Khánh Hòa: Điểm dừng chân “khủng” được giao đất rừng để làm dự án

Bắc Ninh: Công ty Buwon Xây dựng nhà máy “chui”, xử lý hay hợp thức?

Cà Mau: Vì sao Dự án Trường Đại học Y dược với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng bị xử lý?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tại sao Công ty Đông Nam trúng liên tiếp hàng loạt gói thầu “khủng” với tỉ lệ tiết kiệm ngân sách thấp?
Xem thêm