Việt Nam nằm trong Top các nước thúc đẩy tăng trưởng khí đốt toàn cầu

16/09/2023 22:15

(PLXD) – Công suất nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn cầu đã tăng 13%, bất chấp biến động giá và chi phí năng lượng tái tạo giảm mạnh trong thời gian qua.

(PLXD) – Công suất nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn cầu đã tăng 13%, bất chấp biến động giá và chi phí năng lượng tái tạo giảm mạnh trong thời gian qua.

Việt Nam nằm trong Top các nước thúc đẩy tăng trưởng khí đốt toàn cầu
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia dẫn đầu thế giới về công suất nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên đang được phát triển.

Báo cáo mới nhất của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor) cho biết, dưới sự thúc đẩy của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, công suất nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn cầu đã tăng 13% trong năm 2022, đạt 783 gigawatt (GW). Đáng chú ý, chuyện đó xảy ra ngay cả khi khu vực này trải qua biến động giá và chi phí cho điện năng xanh ở mức thấp nhất.

Công cụ theo dõi nhà máy điện sử dụng dầu khí toàn cầu (Global Oil and Gas Plant Tracker – GOGPT) đã ghi chép hoạt động của gần 12.000 tổ máy của tất cả các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn thế giới. Theo kết quả báo cáo, 5 quốc gia Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Bangladesh và Hoa Kỳ chiếm khoảng một nửa tổng công suất đang được phát triển. Khu vực châu Á có gần 2/3 công suất nhà máy điện sử dụng dầu và khí đang được phát triển trên toàn thế giới, khoảng 514GW. Trong đó, Trung Quốc chiếm 1/5 công suất, nhiều hơn 3 quốc gia hàng đầu tiếp theo là Brazil, Việt Nam và Bangladesh cộng lại.

Các nhà máy điện chạy dầu và khí đốt mới có công suất 207GW đã bắt đầu được xây dựng, tăng 23% so với năm 2021. Gần 3/4 công suất này là ở châu Á, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc.

Việt Nam nằm trong Top các nước thúc đẩy tăng trưởng khí đốt toàn cầu
Chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió thấp hơn chi phí sản xuất điện từ nhiệt điện sử dụng khí.

Giá thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao đã khiến một số quốc gia ở châu Á, ngừng kế hoạch mua các lô hàng LNG. Trong khi đó, trung bình chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió thấp hơn chi phí sản xuất điện từ nhiệt điện sử dụng khí, và đặc biệt những chi phí này thấp hơn rất nhiều tại Trung Quốc.

Ông Jenny Martos, người quản lý dự án Công cụ theo dõi nhà máy điện sử dụng dầu khí toàn cầu cho biết: “Khí tự nhiên vẫn tiếp tục tăng trưởng, mặc dù nó đang dần đánh mất danh tiếng là một nhiên liệu chuyển đổi rẻ hơn, sạch hơn và đáng tin cậy hơn. Biến động giá đã khiến nhiều quốc gia từ bỏ các kế hoạch sử dụng khí tự nhiên. Mức độ nghiêm trọng của tác động của khí tự nhiên đối với biến đổi khí hậu được hiểu rõ hơn mỗi ngày vì nó gây rò rỉ khí methane, một loại khí nhà kính gây tác động lớn.

Các sự kiện thời tiết cực đoan đang khiến các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trở nên thất bại. Tuy nhiên, việc chuyển đổi khỏi dầu và khí đốt vẫn đang diễn ra không đủ nhanh ở bất kỳ đâu”.

Công cụ theo dõi nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí toàn cầu

Công cụ theo dõi nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí toàn cầu - Global Oil and Gas Plant Tracker (GOGPT) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến xác định và sơ đồ hoá mọi nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên đã được biết đến và mọi nhà máy mới được đề xuất từ ngày 1/1/2020 (công suất 20MW trở lên trong Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, 50MW trở lên ở các quốc gia khác). Từ tháng 8/2023, GOGPT chỉ bao gồm các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu các tổ máy sử dụng động cơ đốt trong.

Phương Trang

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

(PLXD) - UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các huyện và thành phố trong tỉnh yêu cầu ngừng hoạt động đối với các trạm cân thu mua nông sản của tổ chức, hộ gia đình cá nhân khi chưa đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.
Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

(PLXD) - Sau 3 lần ký kết văn bản hợp tác và Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa tỉnh Kon Tum của Việt Nam và tỉnh Attapư của Lào đã tạo nên những thành tựu đáng chú ý. Với đường biên giới chung dài 75,169km và diện tích rừng khu vực biên giới lên đến 39.056ha, việc quản lý và bảo vệ rừng đã trở nên hiệu quả hơn, giảm bớt vi phạm lâm luật.

Xem thêm

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

(PLXD) - Ngày 17/10, tại Khách sạn Indochine, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum và Sở Nông lâm tỉnh Attapư, Lào đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 và ký kết Bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2025.
Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

(PLXD) – Nhằm nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024.
Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

(PLXD) - Trước nguy cơ vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh có khả năng gia tăng; mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nhiều nội dung cụ thể.

Xem thêm

Phiên bản di động