Triệu Sơn (Thanh Hóa): Chính quyền buông lỏng quản lý khiến vi phạm xây dựng của Công ty Thái Yên không được ngăn chặn?

03/02/2023 22:04

(PL&XD) – Chưa được giao đất, chưa có bất cứ thủ tục pháp lý nào được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhưng Công ty Cổ phần Sản xuất Bao bì Thái Yên (Công ty Thái Yên), đóng tại thôn Thái Lai, xã Thái Hòa đã ngang nhiên san lấp trái phép trên diện tích 1.295m2 đất nông nghiệp (trồng lúa) và xây dựng một số công trình trên đó.
Triệu Sơn (Thanh Hóa): Chính quyền buông lỏng quản lý khiến vi phạm xây dựng của Công ty Thái Yên không được ngăn chặn?
Khu đất san lấp và các công trình xây dựng trái phép của Công ty Thái Yên.

Trước sự vi phạm của Công ty Thái Yên, ngày 28/6/2022, UBND xã Thái Hòa đã tổ chức kiểm tra, lập biên bản ghi nhận sự việc. Theo nội dung biên bản, đây là khu đất lúa công ty đã nhận chuyển nhượng từ các hộ gia đình và “đang xin hoàn thiện hồ sơ thủ tục”. Thời điểm kiểm tra, công ty đang xây dựng khu nhà bảo vệ có tổng diện tích 48m2. Theo trình bày của ông Lê Văn Trưởng - Giám đốc công ty, hiện doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục, nhưng do yêu cầu về tiến độ đã cam kết, nên công ty tạm xây dựng nhà bảo vệ để làm chỗ để xe, trông coi bảo vệ khi công trình được cấp phép và đi vào xây dựng. Nhà bảo vệ chỉ là hạng mục tạm, nên đề nghị UBND xã cho tiếp tục hoàn thiện. Kết thúc biên bản, UBND xã Thái Hòa đề nghị công ty dừng mọi hoạt động xây dựng tại đây cho đến khi được cấp phép.

Sau khi nắm bắt thông tin, theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn đã tổ chức kiểm tra vụ việc này. Theo đó, biên bản làm việc ngày 28/12/2022 nêu “kiểm tra tại vị trí đất Công ty Thái Yên thuê làm xưởng sản xuất bao bì, hiện tại chưa được Nhà nước giao đất. Hiện trạng công ty đã san lấp: Phía Đông giáp đường trục chính 40m, phía Tây 30m, phía Nam giáp đường trục ruộng 37m, phía Bắc 37m. Nhà bảo vệ kiên cố 2 tầng, diện tích khoảng 48m2; nhà để xe khung sắt lợp mái rộng 7m, dài 28m = 196m2.

Kết luận: Việc công ty xây dựng nhà và các công trình trên đất, tự ý san lấp mặt bằng là chưa đúng quy định khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Đề nghị công ty không xây dựng thêm và khắc phục hậu quả, yêu cầu công ty tự tháo dỡ các công trình xây dựng, nhà dựng trái phép. Đề nghị UBND xã chỉ đạo công ty thực hiện các nội dung theo đúng quy định. Kết quả khắc phục báo cáo về UBND huyện trước ngày 15/01/2023.

Căn cứ biên bản trên và các quy định của pháp luật, ngày 17/01/2023, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đã ra Quyết định số 380/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính Công ty Thái Yên vì “đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa với diện tích 1.295m2 tại thôn Thái Lai, xã Thái Hòa”, tổng số tiền phạt 55 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu công ty phải thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo đúng quy định.

Để đảm bảo tính nghiêm minh, Quyết định xử phạt yêu cầu công ty phải chấp hành nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước huyện trong thời hạn 10 ngày. Nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành và nộp thêm 0,05% mỗi ngày trên tổng số tiền phạt.

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Chính quyền buông lỏng quản lý khiến vi phạm xây dựng của Công ty Thái Yên không được ngăn chặn?
Xe tải vào ra khu vực xây dựng trái phép của Công ty Thái Hòa.

Như vậy, nhìn lại quá trình xử lý vụ việc của các cấp chính quyền từ xã đến huyện tại Triệu Sơn, có thể thấy sự thiếu kiểm tra, giám sát, thậm chí là buông lỏng, nhất là đối với UBND xã Thái Hòa, sau khi kiểm tra, lập biên bản đã “làm ngơ” cho doanh nghiệp tiếp tục xây dựng trái phép với hành vi vi phạm ngày càng lớn hơn. Biểu hiện từ thực trạng ban đầu, theo biên bản ngày 28/6/2022 do UBND xã lập, doanh nghiệp này mới chỉ “đang xây dựng nhà bảo vệ diện tích 48m2”. Nhưng sau 6 tháng, tại biên bản ngày lập ngày 28/12/2022 của Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện, nhà bảo vệ được công ty coi là nhà tạm đã “mọc” thêm 1 tầng, trở thành nhà kiên cố 2 tầng. Ngoài ra, tại đây còn xuất hiện thêm nhà để xe khung sắt diện tích 196m2.

Thực tế trên đã cho thấy, bất chấp yêu cầu của chính quyền xã “tạm dừng hoạt động xây dựng”, Công ty Thái Yên vẫn tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà bảo vệ và lắp ghép thêm nhà để xe. Sự “nhờn luật” này phải chăng là do việc thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ làm việc, lập biên bản rồi coi như “hết trách nhiệm” của UBND xã. Lẽ ra, với thẩm quyền được giao, chính quyền cấp xã có thể buộc công ty dừng hoạt động san lấp, xây dựng và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty trước khi báo cáo lên UBND huyện. Thêm nữa, thời điểm công ty huy động máy móc, phương tiện tiến hành san lấp trái phép hơn 1.000m2 đất lúa, chính quyền xã đã “ở đâu” mà không có động thái kiểm tra, xử lý?

Về phía UBND huyện, tại biên bản do Phòng Tài Nguyên và Môi trường lập ngày 28/12/2022 đã yêu cầu công ty “tự tháo dỡ công trình vi phạm”. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại. Theo ghi nhận, khi xác minh thực tế của PV vào thời điểm giáp Tết Âm lịch Quý Mão, tại đây vẫn có khá đông công nhân và xe tải của công ty đang hoạt động một cách bình thường.

Lại nói về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện, tại mục c “hình thức khắc phục hậu quả” nêu: Buộc Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì Thái Yên phải thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định.

Như vậy, qua các biên bản của xã, huyện và quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Có thể thấy sự “tiền hậu bất nhất” trong xử lý vụ việc của các cấp chính quyền từ xã đến huyện. Từ chỗ “đề nghị dừng mọi hoạt động xây dựng” của UBND xã đến “yêu cầu công ty tự tháo dỡ các công trình, nhà xây dựng trái phép. Đề nghị UBND xã chỉ đạo khắc phục, báo cáo về huyện trước ngày 15/01/2023” của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Tiếp đó, theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện, việc khắc phục hậu quả buộc công ty tự tháo dỡ lại được chuyển thành “buộc công ty thực hiện tiếp thủ tục thuê đất, giao đất theo quy định”? Theo dư luận, với cách xử lý theo kiểu “việc đã rồi” cho hợp thức hóa hành vi sai phạm này, tình trạng vi phạm, xâm phạm đất nông nghiệp khó mà được ngăn chặn.

Đào Nguyên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

(PL&XD) - Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin trong bài “Vĩnh Long: Khu công nghiệp Bình Minh nhiều sai phạm thực hiện quy hoạch sử dụng đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp”, Khu công nghiệp Bình Minh đã lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Thậm chí lấy cả đất đang thế chấp ngân hàng cho nhà đầu tư thuê đất xây dựng nhà máy. Như vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm vi phạm này và Thanh tra kiến nghị xử lý những sai phạm này như thế nào?
Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

(PL&XD) - Tình trạng khai thác đất sét trái phép diễn ra hàng chục năm nay ở địa bàn xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, nhưng chính quyền địa phương dường như “bất lực” trước vấn nạn này. Đến nay, hoạt động khai thác đất sét làm gạch vẫn diễn ra ngang nhiên, gây thất thoát tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và các hệ lụy khác…
Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

(PL&XD) - Liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất, dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai ký Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 khẳng định, 05 hộ gia đình đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư và đề nghị Thành phố Hà Nội chấp thuận, sau đó Thành phố Hà Nội đã chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018. Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm không thực hiện theo văn bản chỉ đạo này. Ngược lại, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn lại ký Văn bản số 46/UBND-TNMT ngày 06/01/2023 khẳng định 01 trong 05 trường hợp nói trên là hộ ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.
Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

(PL&XD) - Hoạt động không phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất nhưng Nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ lò xoay tuynel di động của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên vẫn vô tư hoạt động bất chấp yêu cầu dừng sản xuất của UBND huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên).

Xem thêm

Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

(PL&XD) - Sau khi PL&XD có bài phản ánh về việc sử dụng đất san lấp nền dự án Khu dân cư vị trí số 7 tại khu phố Công Chánh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước không đảm bảo chất lượng. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải bốc bỏ khối lượng đất san lấp kém chất lượng và kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị liên quan.
Hà Nội: UBND phường Ngọc Hà phản hồi thông tin Báo điện tử Xây dựng phản ánh

Hà Nội: UBND phường Ngọc Hà phản hồi thông tin Báo điện tử Xây dựng phản ánh

(PL&XD) - Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng có bài phản ánh: “Ba Đình (Hà Nội): Xuất hiện nhiều công trình có chiều cao “lạ”, chiếm dụng vỉa hè”. Sau khi bài viết đăng tải, UBND phường Ngọc Hà đã có thông tin phản hồi về các công trình xây dựng Báo điện tử Xây dựng phản ánh và ra quân xử lý các trật tự vi phạm.
Đắk Nông: Thấy gì từ vụ việc “đất tặc lộng hành” tại huyện Cư Jút

Đắk Nông: Thấy gì từ vụ việc “đất tặc lộng hành” tại huyện Cư Jút

(PL&XD) - Hàng trăm ngàn m3 đất khai thác trái phép, rút ruột tài nguyên đất diễn ra rầm rộ, ngang nhiên trên địa bàn xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, thế nhưng các cơ quan chức năng sở tại “làm ngơ”, hoặc xử lý cho có, rồi tình trạng khai thác “đất lậu” lại diễn ra công khai thời gian dài, gây bức xúc dư luận.
Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

(PL&XD) - Nhiều hộ dân ở xóm 9, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) phản ánh về việc nhà máy gạch không nung của Công ty TNHH Xây dựng Xuân Tế xây dựng trái quy hoạch, sản xuất gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và gây nứt công trình nhà cửa của bà con.
Sóc Trăng: Vì sao nhà đầu tư trả lại chủ trương đầu tư dự án xây dựng Kho trung chuyển xăng dầu tại Ngã Năm?

Sóc Trăng: Vì sao nhà đầu tư trả lại chủ trương đầu tư dự án xây dựng Kho trung chuyển xăng dầu tại Ngã Năm?

Ngày 29/8/2018, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 2179/QĐ-UBND chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu) thực hiện dự án đầu tư Kho trung chuyển xăng dầu, Nhà máy trộn xăng sinh học, trạm chiết nạp gas, trạm cung cấp xăng sinh học, trên diện tích 108.000m2, tại Cụm công nghiệp Ngã Năm, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, với tổng vốn đầu tư 210 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng: Kiến nghị xử lý nhiều thông tin sai sự thật, bôi nhọ doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng: Kiến nghị xử lý nhiều thông tin sai sự thật, bôi nhọ doanh nghiệp

(PL&XD) - Liên quan đến nhiều thông tin thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng đã có đơn kiến nghị gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam, đề nghị điều tra, làm rõ những thông tin sai sự thật, xấu độc ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của doanh nghiệp.
Ninh Bình: “Mòn mỏi” bên dự án “treo”

Ninh Bình: “Mòn mỏi” bên dự án “treo”

(PL&XD) - Huyện miền núi Nho Quan (Ninh Bình) hiện đang có nhiều dự án chậm tiến độ, dự án “treo” khiến rất nhiều hộ dân cả chục năm qua phải sống "mòn mỏi” bên các dự án này.

Xem thêm

Xem phiên bản di động