Tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

24/05/2023 20:11

(PL&XD) - Thời gian qua, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội quan tâm triển khai đồng bộ và đạt kết quả bước đầu tích cực, kịp thời phát hiện, kiến nghị bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật.
Tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong năm 2023 cần tập trung giám sát các văn bản dưới luật liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát văn bản trong một số lĩnh vực chưa được thực hiện thường xuyên, còn dàn trải, chưa bám sát thực tiễn và các yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị các giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại, hạn chế trong thi hành pháp luật.

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đồng hành cùng Chính phủ và hệ thống chính trị vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và 5 năm (2021 - 2025) ở mức cao nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tập trung đẩy mạnh công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.

Trong đó cần chú trọng các vấn đề. Thứ nhất, bảo đảm hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành thường xuyên, chủ động, kịp thời theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tập trung giám sát thực chất về nội dung, tránh hình thức, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng quý, từng năm.

Cụ thể, trong năm 2023 cần tập trung giám sát các văn bản dưới luật liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; đấu thầu, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế; xử lý các vướng mắc trong các quy định phòng cháy, chữa cháy, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông, công tác quy hoạch…

Các văn bản trong các lĩnh vực qua theo dõi có nhiều kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan các vấn đề về phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sử dụng các nguồn vốn… cần giải quyết, tháo gỡ.

Các văn bản quy định về thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện đầu tư kinh doanh có nội dung bất hợp lý, gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp; các văn bản có nội dung phân cấp, ủy quyền nhưng thiếu rành mạch và điều kiện bảo đảm thực hiện, không rõ trách nhiệm, cơ chế kiểm tra, giám sát.

Rà soát, giám sát các văn bản, quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm thực thi công vụ, cấp phép, quyết định đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản phát hiện những nội dung còn sơ hở, chưa chặt chẽ, bất cập, có thể làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thứ hai, kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải làm rõ các nội dung có hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong văn bản, việc thực hiện văn bản, trong đó cần phân tích, chỉ rõ nguyên nhân do quy định của luật hay văn bản dưới luật có sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi hay do công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Trên cơ sở đó, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra hạn chế, vướng mắc; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản để khắc phục tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Đối với những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội liên quan đến việc áp dụng, thực thi pháp luật, cần kịp thời tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để có biện pháp chấn chỉnh, tháo gỡ vướng mắc, ¬tạo chuyển biến ngay trong thực tiễn quản lý Nhà nước.

Thứ ba, trong quá trình giám sát văn bản quy phạm pháp luật cần kết hợp giữa báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.

Khi phát hiện văn bản ban hành chậm, có dấu hiệu trái pháp luật, nội dung bất cập, không còn phù hợp, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội cần khẩn trương gửi văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đề nghị báo cáo, cung cấp thông tin, giải trình hoặc mời cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đến làm việc, cung cấp thông tin, giải trình, đề xuất giải pháp khắc phục.

Trên cơ sở đó, kịp thời báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý cụ thể ngay với Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách để báo cáo Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội xem xét, quyết định việc xử lý theo quy định, không chờ đến cuối kỳ giám sát.

Thứ tư, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội cần tăng cường làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức giám sát lại trong trường hợp cần thiết.

Thứ năm, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và đề xuất giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Minh Hằng

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Cưỡng chế thu hồi đất tại Dự án Công viên vui chơi giải trí thành phố

Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Cưỡng chế thu hồi đất tại Dự án Công viên vui chơi giải trí thành phố

(PLXD) - Sáng 27/9, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thành phố Vĩnh Yên tổ chức cưỡng chế thu hồi đất (đợt 4) đối với 12 hộ không nhận tiền bồi thường giải phóng mặt, không chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật tại Dự án Công viên vui chơi giải trí thành phố.
Bạc Liêu: Bước chuyển mình trong lập lại trật tự xây dựng

Bạc Liêu: Bước chuyển mình trong lập lại trật tự xây dựng

(PLXD) – Cuối năm 2020, các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu phát hiện hàng loạt sai phạm công tác quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng từ nông thôn đến thành thị thì nay số vụ vi phạm đã giảm. Tuy nhiên làm thế nào để công tác quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng đảm bảo là vấn đề bức bách của địa phương cần có sự đồng lòng của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh.
Bạc Liêu: Đề nghị cấm Công ty TNHH MTV Minh Cường tham gia đấu thầu

Bạc Liêu: Đề nghị cấm Công ty TNHH MTV Minh Cường tham gia đấu thầu

(PLXD) – Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết đã chính thức công bố kết luận thanh tra đến các cơ quan có liên quan công trình xây dựng tuyến đê đông xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ngoài việc đề nghị xử lý nhà thầu, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đề nghị UBND tỉnh kiểm điểm chủ đầu tư.

Xem thêm

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị

(PLXD) – Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Sau 5 năm thực hiện mô hình thí điểm, tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bắc Ninh: Quán bar vi phạm trật tự xây dựng trên đồi Pháo Thủ liệu có bị “hợp thức hóa”?

Bắc Ninh: Quán bar vi phạm trật tự xây dựng trên đồi Pháo Thủ liệu có bị “hợp thức hóa”?

bar khi chưa được cấp phép xây dựng tại đồi Pháo Thủ, thành phố Bắc Ninh. Sau việc này, dư luận những tưởng quán bar này sẽ bị dỡ bỏ nhưng mới đây, UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị xem xét đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế Phượng Hoàng về điều chỉnh quy hoạch, xem xét cho hoàn thiện hồ sơ cấp phép xây dựng công trình trong khi chờ quy hoạch phân khu...
Phổ Yên (Thái Nguyên): Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra vụ việc cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất kê khai bồi thường gian dối

Phổ Yên (Thái Nguyên): Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra vụ việc cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất kê khai bồi thường gian dối

(PLXD) – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chỉ đạo chuyển cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Phổ Yên, vụ việc người dân tố cáo cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố gian dối trong kê khai bồi thường, giải phóng mặt bằng xảy ra tại Dự án tuyến đường kết nối hai phường Đông Cao - Tân Hương.
Vụ “Chủ công trình nhốt cán bộ kiểm tra”: Đã tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Vụ “Chủ công trình nhốt cán bộ kiểm tra”: Đã tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

(PLXD) - Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện gia đình ông Đào Chí Tâm (sinh năm 1989, ngụ khóm 1, Phường 7, Thành phố Bạc Liêu) đã đồng ý ký vào biên bản cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm và hoàn tất trong ngày 21/9; đồng thời cũng trình bày nguyện vọng của gia đình, đề nghị chính quyền các cấp của thành phố Bạc Liêu hướng dẫn, hỗ trợ để hoàn tất các thủ tục xin phép xây dựng đúng theo quy định.
Hà Nội: Kỳ án mất quyền điều hành doanh nghiệp sau 2 bản án đã tuyên bị hủy

Hà Nội: Kỳ án mất quyền điều hành doanh nghiệp sau 2 bản án đã tuyên bị hủy

(PLXD) - Sau hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm, ông Nguyễn Văn Thúy (SN 1950) đứng trước nguy cơ mất quyền điều hành Công ty TNHH Điện Thành An (doanh nghiệp chuyên thiết kế hệ thống điện công trình dân dụng, công nghiệp). Đến nay, Quyết định Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên hủy hai bản án trên; tuy nhiên, việc Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đổi Giấy đăng ký kinh doanh lần thứ 6, 7 đối với Công ty Điện Thành An đẩy doanh nghiệp đối mặt với nhiều hệ lụy pháp lý.

Xem thêm

Phiên bản di động