Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc quan trọng

16/06/2022 20:00

(PL&XD) - Sáng 16/6, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã lần lượt thông qua 3 Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc quan trọng, gồm: Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc quan trọng
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1: Hình thành trục ngang trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Với 478/479 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,98%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng nhằm hình thành trục ngang trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng; kết nối các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam.

Dự án đồng thời tạo dư địa, động lực không gian phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Dự án dài khoảng 188,2 km, chia thành 04 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.

Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như: Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án; Được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Dự án được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1: Kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển

Với 475/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,38%, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc quan trọng
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Dự án được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại…

Dự án có quy mô khoảng 53,7km, chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 519,64ha, trong đó, đất trồng lúa khoảng 34,29ha, đất dân cư khoảng 30,45ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 205,31ha, đất trồng cây hằng năm khoảng 52,63ha, đất nuôi trồng thủy hải sản khoảng 2,55ha và đất khác khoảng 194,41ha.

Về tiến độ thực hiện, Nghị quyết nêu rõ việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt: Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án; được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; cho phép phân chia các dự án thành phần theo địa giới hành chính của các địa phương thuộc phạm vi của Dự án.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành Dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình; Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện Dự án.

Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án.

Trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn của địa phương tăng, giảm so với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án, địa phương đó có trách nhiệm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương, theo tỷ lệ vốn góp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1: Hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ

Với 467/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,78%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc quan trọng
Kết quả biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Theo Nghị quyết, Dự án được đầu tư nhằm hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Dự án đồng thời tạo dư địa, động lực không gian phát triển vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại…

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đầu tư khoảng 117,5km, chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.

Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022; cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025; cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026; hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.

Nghị quyết nhấn mạnh việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án.

Nghị quyết yêu cầu Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.

Chính phủ chỉ đạo rà soát và chịu trách nhiệm về tính khả thi của nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông Vận tải…

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần, bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án thành phần đó; Xem xét, quyết định giao cho một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án…

Quý Anh

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Sẽ vinh danh nhiều “Gương sáng pháp luật” năm 2023

Sẽ vinh danh nhiều “Gương sáng pháp luật” năm 2023

Tại cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng bình chọn Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” năm 2023 ngày 27/9, dự kiến, Hội đồng sẽ lựa chọn 50 Gương sáng đại diện cho các lĩnh vực, bộ, ngành, địa phương để vinh danh nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay.
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025

(PLXD) - Sáng 26/9, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tam Dương về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Xem thêm

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Giải phóng mặt bằng khu đất dịch vụ, đấu giá xã An Hòa

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Giải phóng mặt bằng khu đất dịch vụ, đấu giá xã An Hòa

(PLXD) - Sáng 22/9, lực lượng chức năng huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã giải phóng mặt bằng bắt buộc 581,8m2 diện tích đất nông nghiệp của hộ ông Đỗ Đức (Văn) Lạc, thường trú tại thôn Hương Đình, xã An Hòa, không nhận tiền bồi thường để thực hiện Dự án khu đất dịch vụ, đấu giá xã An Hòa. Số tiền hộ ông Lạc không nhận được gửi vào Kho bạc Nhà nước huyện.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều dự án giao thông chậm tiến độ

(PLXD) - Ngày 21/9, ông Võ Tấn Đức - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các Sở, ngành và UBND thành phố Biên Hòa về tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm và các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu

(PLXD) - Ngày 21/9, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng do ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu để đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, Chỉ thị số 26-CT/TW.
Thái Nguyên: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri thành phố Sông Công

Thái Nguyên: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri thành phố Sông Công

(PLXD) - Ngày 19/9, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã tiếp xúc với gần 700 cử tri thành phố Sông Công theo chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Hội nghị Khai thác và An toàn hàng không thế giới năm 2023 tại Việt Nam

Hội nghị Khai thác và An toàn hàng không thế giới năm 2023 tại Việt Nam

(PLXD) - Cục hàng không Việt Nam cho biết, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) lựa chọn Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm chủ nhà đăng cai Hội nghị Khai thác và An toàn thế giới năm 2023 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19-21/9, điều này chứng tỏ được tầm ảnh hưởng, năng lực, uy tín của thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem thêm

Phiên bản di động