Phủ xanh đô thị - không chỉ vung tiền là có

21/04/2021 16:45

(PL&XD) - Sau thắng lợi trồng 1 triệu cây xanh, Hà Nội đang trồng thêm hơn nửa triệu cây xanh nữa.
4302 8
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Giờ đây, một triệu cây xanh ở Hà Nội đang trong kỳ bén rễ, xanh lá. Cũng đã có những khoảng xanh mới trên các cung đường mới. Hà Nội đã có sự phát triển trên nhiều cung bậc. Nhưng dường như, cảm nhận về một không gian “xanh thật sự” vẫn chưa toàn vẹn bởi còn đó những khoảng “trống màu xanh” do sự lấn át của bê tông ken dày trong đô thị.

Hơn nửa tháng qua, Hà Nội râm ran thông tin thay thế hàng cây phong trồng thử nghiệm hơn hai năm nay trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng.

Theo báo cáo mới nhất, 262 cây phong do Công ty CP Đầu tư Tân Đại Đường tặng thành phố được trồng thử nghiệm từ năm 2018. Bước đầu cho thấy, cây chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội. Trong đó, có 45 cây đã chết. Trong số 217 cây sống, hiện trạng các cây sinh trưởng, phát triển kém; cành, nhánh bị khô và hay bị sâu bệnh.

Thực ra, cho đến bây giờ, câu chuyện trồng cây xanh chủng loại gì cho các đô thị ở mỗi vùng khác nhau vẫn chưa có một báo cáo đầy đủ và khoa học.

Hơn 10 năm trước, để “phủ xanh” thành phố, giới chức ở đây cũng đã rốt ráo phê duyệt các quyết định và rót kinh phí chỉnh trang cây xanh. Nhưng thay vì cần phải trồng những loài cây phù hợp với thổ nhưỡng, tạo mảng xanh và bảo đảm các yếu tố về an toàn, môi trường thì người ta lại thấy xuất hiện một loạt loại cây có tính độc rất cao như: Trúc đào, cây Sò đo cam (một loài cây được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN, liệt vào danh sách 100 loại sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng)... Và rồi, điều này nhanh chóng được phát hiện để hôm nay, thành phố này đã có những hàng cây xanh mới đủ sức chống chọi với nắng gió khắc nghiệt của miền Trung.

Hay như TP Đồng Hới - Quảng Bình, cũng hơn thập kỷ trước, người ta đã nhập về trồng hàng trăm cây hoa sữa. Nhưng rồi chỉ một thời gian sau, những cây hoa sữa ấy đã phải đốn hạ khi mới đang độ thanh xuân và nở tung những làn hương thơm đầu đời. Ngày đưa cây về trồng hân hoan bao nhiêu thì ngày hạ cây xuống tức tưởi bấy nhiêu. Mùi hoa sữa nồng nàn vốn đã đi vào thi ca, nổi tiếng trên đường phố Hà Nội đã bị người ta yêu đến thái quá khiến người dân đô thị này phải ngộp thở mỗi khi đêm xuống.

Những bài học từ các trường hợp kể trên, cho thấy, còn không ít bất cập, lúng túng trong quản lý, phát triển cây xanh đô thị. Phủ xanh đô thị, không phải là bài toán cộng dồn số cây trồng được. Chẳng hạn như với Thủ đô, những cuộc ra quân rầm rộ trồng cây cho các khu đô thị, các vùng ven không thể “cộng thêm” được khoảng xanh cho quận Đống Đa hay Thanh Xuân vốn dĩ hiện đã ken dày nhà ở. Đó là chưa kể, còn không ít nơi, các dự án chiếm đất vẫn để đó hoang hóa.

Thế nên, việc xác định và có kết luận khoa học trong câu chuyện trồng loại cây gì ở mỗi đô thị là vô cùng quan trọng. Việc hăng hái trồng thêm cây xanh ở các đô thị là rất tốt, nhưng cũng cần được xem xét ở góc độ giá trị lâu dài hơn là những trang trí hay “làm hồng” trong các bản báo cáo.

Một tòa nhà, một khu đô thị có thể xây dựng trong một vài năm hay… một nhiệm kỳ. Nhưng để thành phố xanh, để là đô thị xanh cần phải mất một thời gian dài hơn thế nhiều.

Lựa chọn màu xanh cho đô thị ngày hôm nay không thể cứ thích cây nào trồng cây đó - bởi nếu không, những mảng xanh “tùy hứng” ấy rất dễ phản tác dụng, thậm chí còn có nguy cơ trở thành “độc dược” với đô thị hoặc lãng phí tiền của không đáng có.

Phủ xanh cho môi trường đô thị không chỉ vung tiền ra là có được, mà còn cần nhiều hơn thế: Một nghiên cứu khoa học đầy đủ và nghiêm túc.

Ngọc Lý

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

(PL&XD) - Các điều kiện bất lợi về địa chất, địa chất thủy văn đang là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Các hiện tượng như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, sụt lún nền đất, lũ lụt, hạn hán và nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân.
Không để đứt gãy nền kinh tế

Không để đứt gãy nền kinh tế

(PL&XD) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.
Nhìn trước những khó khăn

Nhìn trước những khó khăn

(PL&XD) - Dịch bệnh đang tác động tiêu cực và gây khó khăn (tiềm ẩn lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA), thách thức cho phát triển những tháng cuối năm. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp để vượt qua thách thức trong những tháng cuối năm.
Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

(PL&XD) - Việc xây dựng hệ thống công trình ngầm như hệ thống Tuynel kỹ thuật, hầm đi bộ, bãi xe ngầm, bể chứa nước ngầm, không gian thương mại, dịch vụ ngầm, tàu điện ngầm… là một nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa tăng hệ lụy để lại là tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

(PL&XD) - Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thủ đô đều có những ca lây nhiễm, xuất hiện các ổ dịch, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Chỉ thị số 17/CT-UBND “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống Covid-19” trong 15 ngày (từ ngày 24/7 đến hết ngày 07/8) theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Xem thêm

Đô thị trong dịch bệnh

Đô thị trong dịch bệnh

(PL&XD) - Những diễn biến của đại dịch Covid - 19 thời gian qua cho thấy, đô thị là nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, các chuỗi cung ứng về thực phẩm cho người dân là nơi dễ “bị tấn công” nhất.
Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

(PL&XD) - Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ những góc nhìn về câu chuyện làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình hết sức nguy cấp của đại dịch Covid-19. PL&XD xin trích nguyên văn phân tích, quan điểm và đề xuất kiến nghị đến bạn đọc.
Cần có luật về làm từ thiện

Cần có luật về làm từ thiện

(PL&XD) - Từ thiện là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo cao cả theo truyền thống dân tộc tốt đẹp “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách” hay như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương người, luôn biết “nhường cơm xẻ áo” cho những số phận không may mắn, khốn khó, do thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

(PL&XD) - Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê - nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng:” Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”…
Tài sản tinh thần vô giá

Tài sản tinh thần vô giá

(PL&XD) - Tháng 6 năm nay diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, trở thành di sản văn hóa, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và đất nước. Đó là ngày Người ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911), Ngày Bác Hồ gửi thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi phụ lão “khua gậy đi trước” cùng con cháu xông ra đánh giặc Pháp, trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Người cao tuổi (06/6/1941), Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân thi đua yêu nước (11/6/1948). Bấy nhiêu sự kiện đủ kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh...
Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

(PL&XD) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

(PL&XD) - Mỗi khi bước vào đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lại một lần xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, trong đó có việc đầu tư công trung hạn. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương, ông nhấn mạnh: “Phải dứt khoát khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án…”
Chiến lược 5K + Vaccine…

Chiến lược 5K + Vaccine…

(PL&XD) - Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta đang hết sức quyết liệt trong giai đoạn thứ 4 bùng phát. Tính từ ngày 27/4 - 23/5/2021, cả nước có 30 tỉnh, thành phố trở thành vùng dịch với hàng nghìn ca nhiễm mới. Dịch được phát hiện không chỉ những người nhập cảnh được cách ly mà trong cả các khu công nghiệp và cộng đồng, nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh…
Đi bầu cử, niềm tin và trách nhiệm

Đi bầu cử, niềm tin và trách nhiệm

(PL&XD) - Ngày 23/5 năm nay, cử tri cả nước đi bầu ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kì 2021-2026. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lịch sử bởi lần này sau 75 năm bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (1946-2021) sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và kế tiếp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra đường lối phát triển đất nước trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao trong khu vực và thế giới. Đó cũng là ngày hội của toàn dân, thể hiện niềm tin và trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp.
“Khí phách Điện Biên Phủ” trong đại dịch Covid -19

“Khí phách Điện Biên Phủ” trong đại dịch Covid -19

(PL&XD) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5) cách đây 67 năm là “mốc son” chói lọi của nhân dân, quân đội anh hùng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, mưu lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thắng lợi “chấn động địa cầu” ấy kết thúc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, chấm dứt cuộc xâm lược của đế quốc, thực dân trên đất nước ta và bán đảo Đông Dương, bảo vệ, phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, mở ra thời kì mới cho dân tộc, chứng minh chân lí thời đại tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt đánh địch bằng nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ quốc tế...

Xem thêm

Phiên bản di động