Phát triển chân giá trị “biển bạc” của đô thị biển

29/04/2021 10:23

(PL&XD) - Điều kiện khí hậu ngày càng có xu hướng thay đổi, tạo thêm áp lực và bất ổn cho các khu vực đô thị, nhất là các đô thị ven biển.
4824 10
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thành phố là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên của biến đổi khí hậu. Nếu không ưu tiên tăng cường khả năng chống chịu của các đô thị, chúng ta có nguy cơ đánh mất lợi ích phát triển của Việt Nam trước những thiên tai, mà lẽ ra có thể tránh được. Tại Việt Nam, 76 thành phố, trong đó có nhiều thành phố ven biển, bao gồm 60% tổng dân số cả nước và đóng góp vào hơn 70% GDP.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam, cuối thể kỷ 21, khoảng 300 đô thị vùng duyên hải sẽ chịu ảnh hưởng, trong số này có hơn 100 đô thị sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

“Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước; đến năm 2045, Việt Nam "trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước".

Tầm nhìn về một nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045 với mức thu nhập cao mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra càng thêm rõ nét khi các địa phương có biển xóa bỏ sự manh mún trong chiến lược phát triển và khơi thông được động lực từ lợi thế kinh tế biển của mình.

Chiến lược hướng tới nền “kinh tế biển xanh” đã được xác định từ lâu, trong đó có công tác quy hoạch các đô thị biển. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay, đô thị biển ở nước ta mới thấy phát triển tập trung ở dải ven biển, chỉ là các đô thị ven biển.

Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, với Phú Quốc, dù là đảo lớn, nhưng giá trị thực sự của Phú Quốc nằm ở không gian biển với các hòn đảo vệ tinh, cách “đảo mẹ” từ 3 -10 km, có những rạn san hô ngầm, các bãi cỏ biển với các quần xã sinh vật biển đa dạng, phong phú, cùng các bãi cát biển, gò ngầm dài ngắn khác nhau rất đẹp. Chính các giá trị dịch vụ tự nhiên biển như vậy đã tạo cho đảo Phú Quốc sự hấp dẫn lạ thường.

Vậy nhưng, sự hoang sơ của biển cả vẫn chưa được đánh giá đúng chân giá trị “biển bạc” của nó, mà các giá trị trước mắt của “đất vàng” vẫn hấp dẫn không chỉ các nhà đầu tư “nâu” mà còn cả một số nhà hoạch định chính sách và quy hoạch. Cách nghĩ, cách làm như thế sẽ hướng đến các quyết định lấn biển bằng mọi giá để tạo thêm quỹ đất, không hoặc ít chú trọng gìn giữ, bảo vệ các nguồn vốn và tài sản tự nhiên “giá trị để đời” của biển…

Dưới giác độ đó, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, một dự án đô thị biển muốn “sống” được trên hệ sinh thái tự nhiên biển, ven biển thì chính nó phải trở thành một hệ sinh thái đô thị biển đa chiều, là một bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái tự nhiên.

Nhưng thực tế đang cho thấy, việc phát triển ở hầu khắp đô thị biển Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào đất như các dạng đô thị trên đất liền thông thường, mà chưa phát triển dựa vào biển đúng như tiềm năng lẽ ra phải được phát huy ở mức cao. Sự thiếu sót trong nhận diện quy mô của kinh tế biển đã làm mất đi giá trị cốt lõi của nó và ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về đô thị biển, đặc biệt đô thị đảo - một loại hình không gian quan trọng trong không gian kinh tế biển.

Nhìn toàn diện về phát triển đô thị biển ở Việt Nam, dường như, chúng ta vẫn đang “đứng ở ven biển”. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, cần phải “mạo hiểm” tiến ra biển lớn bằng việc sớm hoàn thiện các chuỗi đô thị biển để góp phần khẳng định thế đứng của một “quốc gia biển” chứ không phải “quốc gia ven biển”.

Ngọc Lý

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

(PL&XD) - Các điều kiện bất lợi về địa chất, địa chất thủy văn đang là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Các hiện tượng như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, sụt lún nền đất, lũ lụt, hạn hán và nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân.
Không để đứt gãy nền kinh tế

Không để đứt gãy nền kinh tế

(PL&XD) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.
Nhìn trước những khó khăn

Nhìn trước những khó khăn

(PL&XD) - Dịch bệnh đang tác động tiêu cực và gây khó khăn (tiềm ẩn lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA), thách thức cho phát triển những tháng cuối năm. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp để vượt qua thách thức trong những tháng cuối năm.
Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

(PL&XD) - Việc xây dựng hệ thống công trình ngầm như hệ thống Tuynel kỹ thuật, hầm đi bộ, bãi xe ngầm, bể chứa nước ngầm, không gian thương mại, dịch vụ ngầm, tàu điện ngầm… là một nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa tăng hệ lụy để lại là tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

(PL&XD) - Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thủ đô đều có những ca lây nhiễm, xuất hiện các ổ dịch, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Chỉ thị số 17/CT-UBND “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống Covid-19” trong 15 ngày (từ ngày 24/7 đến hết ngày 07/8) theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Xem thêm

Đô thị trong dịch bệnh

Đô thị trong dịch bệnh

(PL&XD) - Những diễn biến của đại dịch Covid - 19 thời gian qua cho thấy, đô thị là nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, các chuỗi cung ứng về thực phẩm cho người dân là nơi dễ “bị tấn công” nhất.
Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

(PL&XD) - Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ những góc nhìn về câu chuyện làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình hết sức nguy cấp của đại dịch Covid-19. PL&XD xin trích nguyên văn phân tích, quan điểm và đề xuất kiến nghị đến bạn đọc.
Cần có luật về làm từ thiện

Cần có luật về làm từ thiện

(PL&XD) - Từ thiện là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo cao cả theo truyền thống dân tộc tốt đẹp “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách” hay như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương người, luôn biết “nhường cơm xẻ áo” cho những số phận không may mắn, khốn khó, do thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

(PL&XD) - Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê - nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng:” Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”…
Tài sản tinh thần vô giá

Tài sản tinh thần vô giá

(PL&XD) - Tháng 6 năm nay diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, trở thành di sản văn hóa, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và đất nước. Đó là ngày Người ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911), Ngày Bác Hồ gửi thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi phụ lão “khua gậy đi trước” cùng con cháu xông ra đánh giặc Pháp, trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Người cao tuổi (06/6/1941), Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân thi đua yêu nước (11/6/1948). Bấy nhiêu sự kiện đủ kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh...
Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

(PL&XD) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

(PL&XD) - Mỗi khi bước vào đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lại một lần xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, trong đó có việc đầu tư công trung hạn. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương, ông nhấn mạnh: “Phải dứt khoát khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án…”
Chiến lược 5K + Vaccine…

Chiến lược 5K + Vaccine…

(PL&XD) - Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta đang hết sức quyết liệt trong giai đoạn thứ 4 bùng phát. Tính từ ngày 27/4 - 23/5/2021, cả nước có 30 tỉnh, thành phố trở thành vùng dịch với hàng nghìn ca nhiễm mới. Dịch được phát hiện không chỉ những người nhập cảnh được cách ly mà trong cả các khu công nghiệp và cộng đồng, nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh…
Đi bầu cử, niềm tin và trách nhiệm

Đi bầu cử, niềm tin và trách nhiệm

(PL&XD) - Ngày 23/5 năm nay, cử tri cả nước đi bầu ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kì 2021-2026. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa lịch sử bởi lần này sau 75 năm bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (1946-2021) sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và kế tiếp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra đường lối phát triển đất nước trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao trong khu vực và thế giới. Đó cũng là ngày hội của toàn dân, thể hiện niềm tin và trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp.
“Khí phách Điện Biên Phủ” trong đại dịch Covid -19

“Khí phách Điện Biên Phủ” trong đại dịch Covid -19

(PL&XD) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5) cách đây 67 năm là “mốc son” chói lọi của nhân dân, quân đội anh hùng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, mưu lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thắng lợi “chấn động địa cầu” ấy kết thúc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, chấm dứt cuộc xâm lược của đế quốc, thực dân trên đất nước ta và bán đảo Đông Dương, bảo vệ, phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, mở ra thời kì mới cho dân tộc, chứng minh chân lí thời đại tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt đánh địch bằng nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ quốc tế...

Xem thêm

Phiên bản di động