Nhìn trước những khó khăn

24/08/2021 20:00

(PL&XD) - Dịch bệnh đang tác động tiêu cực và gây khó khăn (tiềm ẩn lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA), thách thức cho phát triển những tháng cuối năm. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp để vượt qua thách thức trong những tháng cuối năm.
1515 21
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Biểu hiện rõ nhất cho những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt về tác động của dịch Covid-19 là trong 7 tháng năm nay, có gần 79,7 nghìn DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 11,4 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.

Trước tình hình đó, Chính phủ cũng nhìn nhận rõ rằng, chúng ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trước đại dịch Covid-19 ngày một phức tạp, đe dọa sức khỏe, tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhìn lại diễn biến của hơn 7 tháng qua, sống trong mối đe dọa bởi dịch bệnh, dễ nhận thấy những mặt trái của toàn cầu hóa đang hiển hiện. Các nhà nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng, trong khi toàn cầu hoá có thể đem đến nhiều lợi ích nhờ vào hiệu quả kinh tế thông qua cạnh tranh, khả năng tiếp cận rộng lớn tới thông tin, công nghệ và học tập những kinh nghiệm tốt từ bên ngoài, thì chính quá trình này cũng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đặc biệt khi các loại dịch bệnh với nguy cơ lây nhiễm cao và nhanh như dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới.

Khi môi trường sống bị xuống cấp nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn; khi các cộng đồng dân cư phải rời bỏ nơi ở, nơi tái định cư vì quá trình hiện đại hóa và những dự án lớn; và khi con người bị cách ly sống trong các khu ổ chuột hay nghèo khổ cùng cực, trong khi thành phố ngày càng sung túc hơn, chứng tỏ rằng có gì đó không đúng đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Thậm chí, có thời điểm, nhóm những người yếu thế ở đô thị rơi vào khủng hoảng khi các tác động tiêu cực kiểu như dịch bệnh Covid-19 đem đến, mà tình trạng ồ ạt dời thành phố khi dịch bệnh mới bùng phát ở TP.HCM hồi cuối tháng 7 là một minh chứng.

Dịch bệnh đang diễn ra là một cuộc khủng hoảng thực sự đánh vào khả năng phản ứng của các quốc gia. Nó cũng cho thấy, sự chuẩn bị chưa thật tốt cho việc xử lý các khủng hoảng kiểu như dịch bệnh Covid-19. Có những quốc gia lâu nay khả năng phòng vệ về mặt an ninh rất tốt, nhưng gặp dịch bệnh đã thể hiện rõ sự lúng túng, thậm chí còn rơi vào trầm trọng, đứng trước thảm họa.

Ở Việt Nam, diễn tiến phức tạp của dịch bệnh cũng chỉ ra rằng, sau một thời gian dài ứng phó với dịch bệnh, nhất là tại TP.HCM, chúng ta đang đứng trước áp lực lớn, thậm chí là khó khăn trong việc bảo đảm tính liên tục các hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, thiếu nhân lực điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, nhiều lúng túng trong việc tổ chức cách ly và xử lý môi trường với số lượng lớn, thời gian ngắn. Nghiêm trọng hơn là xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo virus SARS-Cov-2, số F0 và người tử vong tăng cao.

Trong trung hạn và dài hạn, các chuyên gia cũng đưa ra đánh giá rằng, các tác động đến tăng trưởng GDP là khó tránh khỏi và đây là dự báo của hầu hết các quốc gia có dịch bệnh Covid-19. Nhà nước sẽ phải huy động và triển khai các gói hỗ trợ kinh tế để hỗ trợ DN và người dân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống trong bối cảnh việc làm khó khăn. Đời sống của người dân sẽ chịu tác động khi có những biến động về thị trường lao động, giá cả, tiền lương nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Nhìn trước các khó khăn như thế để chúng ta cùng đồng lòng, chung sức vượt qua giai đoạn đầy cam go này. Mà việc tất thảy các cấp chính quyền đều vào cuộc khẩn trương, quyết liệt thời gian qua đã cho thấy tinh thần đó. Nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2021 là rất nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự bùng nổ của các loại dịch bệnh mới rất khó kiểm soát. Chúng ta phải bắt đầu từ đâu để có thể tạo dựng những nơi ở có điều kiện sống tốt hơn khi mà những xung đột lợi ích luôn thường trực? Câu trả lời còn ở phía trước!

Ngọc Lý

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

(PL&XD) - Các điều kiện bất lợi về địa chất, địa chất thủy văn đang là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Các hiện tượng như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, sụt lún nền đất, lũ lụt, hạn hán và nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân.
Không để đứt gãy nền kinh tế

Không để đứt gãy nền kinh tế

(PL&XD) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.

Xem thêm

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

(PL&XD) - Việc xây dựng hệ thống công trình ngầm như hệ thống Tuynel kỹ thuật, hầm đi bộ, bãi xe ngầm, bể chứa nước ngầm, không gian thương mại, dịch vụ ngầm, tàu điện ngầm… là một nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa tăng hệ lụy để lại là tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

(PL&XD) - Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thủ đô đều có những ca lây nhiễm, xuất hiện các ổ dịch, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Chỉ thị số 17/CT-UBND “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống Covid-19” trong 15 ngày (từ ngày 24/7 đến hết ngày 07/8) theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.
Đô thị trong dịch bệnh

Đô thị trong dịch bệnh

(PL&XD) - Những diễn biến của đại dịch Covid - 19 thời gian qua cho thấy, đô thị là nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, các chuỗi cung ứng về thực phẩm cho người dân là nơi dễ “bị tấn công” nhất.
Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

(PL&XD) - Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ những góc nhìn về câu chuyện làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình hết sức nguy cấp của đại dịch Covid-19. PL&XD xin trích nguyên văn phân tích, quan điểm và đề xuất kiến nghị đến bạn đọc.
Cần có luật về làm từ thiện

Cần có luật về làm từ thiện

(PL&XD) - Từ thiện là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo cao cả theo truyền thống dân tộc tốt đẹp “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách” hay như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương người, luôn biết “nhường cơm xẻ áo” cho những số phận không may mắn, khốn khó, do thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

(PL&XD) - Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê - nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng:” Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”…
Tài sản tinh thần vô giá

Tài sản tinh thần vô giá

(PL&XD) - Tháng 6 năm nay diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, trở thành di sản văn hóa, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và đất nước. Đó là ngày Người ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911), Ngày Bác Hồ gửi thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi phụ lão “khua gậy đi trước” cùng con cháu xông ra đánh giặc Pháp, trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Người cao tuổi (06/6/1941), Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân thi đua yêu nước (11/6/1948). Bấy nhiêu sự kiện đủ kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh...
Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

(PL&XD) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

(PL&XD) - Mỗi khi bước vào đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lại một lần xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, trong đó có việc đầu tư công trung hạn. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương, ông nhấn mạnh: “Phải dứt khoát khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án…”
Chiến lược 5K + Vaccine…

Chiến lược 5K + Vaccine…

(PL&XD) - Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta đang hết sức quyết liệt trong giai đoạn thứ 4 bùng phát. Tính từ ngày 27/4 - 23/5/2021, cả nước có 30 tỉnh, thành phố trở thành vùng dịch với hàng nghìn ca nhiễm mới. Dịch được phát hiện không chỉ những người nhập cảnh được cách ly mà trong cả các khu công nghiệp và cộng đồng, nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh…

Xem thêm

Phiên bản di động