Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp

29/05/2023 10:39

(PL&XD) - Xây nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp
Công trình xây sai phép trên đất nông nghiệp tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Khoản 1 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2013 đặt ra một nguyên tắc cơ bản và quan trọng khi sử dụng đất, đó là tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất chính xác.

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt tương ứng.

Như vậy hành vi xây nhà ở trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt ra sao?

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5ha.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 1ha.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01ha đến dưới 03ha.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03ha trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1ha.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1ha đến dưới 0,5ha.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 01ha.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01ha đến dưới 03ha.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03ha trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01ha.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01ha đến dưới 0,02ha.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02ha đến dưới 0,05ha.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05ha đến dưới 0,1ha.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1ha đến dưới 0,5ha.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 01ha.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01ha đến dưới 03ha.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03ha trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm...

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 400 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Thảo Phương

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Hậu Giang: Khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy Westfood Hậu Giang với tổng vốn đầu tư hơn 666 tỷ đồng

Hậu Giang: Khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy Westfood Hậu Giang với tổng vốn đầu tư hơn 666 tỷ đồng

(PLXD) – Sáng 27/9, tại Khu công nghiệp sông Hậu, Công ty Cổ phần Westfood Hậu Giang đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy Chế biến Nông sản Thực phẩm Hậu Giang (Nhà máy Westfood Hậu Giang). Tổ hợp Nhà máy Westfood Hậu Giang đặt tại Khu công nghiệp Sông Hậu, với tổng vốn đầu tư hơn 666 tỷ đồng.
Dự án khu nhà ở Tiến Phước vẫn “bất động” sau 8 năm triển khai

Dự án khu nhà ở Tiến Phước vẫn “bất động” sau 8 năm triển khai

(PLXD) - Sau hơn 8 năm triển khai, Dự án khu nhà ở Tiến Phước (tên thương mại Senturia Nam Sài Gòn) với diện tích gần 19,8ha vẫn đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Đến ngày 30/6/2023, dự án này được làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trị giá 2.015 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản TMT phát hành.

Xem thêm

Thái Nguyên: Dừng thực hiện Dự án xây dựng Trụ sở làm việc của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Trung tâm Dạy nghề 20/10

Thái Nguyên: Dừng thực hiện Dự án xây dựng Trụ sở làm việc của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Trung tâm Dạy nghề 20/10

(PLXD) - Với lý do đến nay chưa tìm đủ cơ sở pháp lý để trình UBND tỉnh xem xét quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm Dạy nghề 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị dừng xây dựng Trụ sở làm việc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Trung tâm Dạy nghề 20/10.
Được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội, đại gia Đường Bia dừng bán khách sạn vàng tại Hà Nội

Được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội, đại gia Đường Bia dừng bán khách sạn vàng tại Hà Nội

(PLXD) - Sau thời gian dài chờ đợi, mới đây, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2895/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Cùng với dự án này, doanh nghiệp của đại gia Đường Bia cũng đã được chấp thuận một dự án nhà ở xã hội khác ngay tại quận Hoàng Mai. Với lý do trên, vị đại gia này cho biết đã dừng kế hoạch rao bán khách sạn vàng tại Hà Nội.
Bình Định: Quản lý, sử dụng hai tòa nhà cao tầng tại thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Quản lý, sử dụng hai tòa nhà cao tầng tại thành phố Quy Nhơn

(PLXD) – Trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng về việc quản lý, sử dụng tòa nhà của Công ty Cổ phần Tập đoàn TMS và dự án FLC Sea Tower Quy Nhơn của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú và quản lý, kinh doanh loại hình căn hộ lưu trú.
Lai Châu: Điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

Lai Châu: Điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

(PLXD) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải vừa ký Quyết định số 1438/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình, nhu cầu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Phong Thổ và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Phong Thổ.

Xem thêm

Phiên bản di động