Một số góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

01/01/2023 23:55

(PL&XD) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 (Luật TNN 2012) đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn. Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; các Bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương tích cực triển khai thi hành Luật, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và người dân về bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế cũng đã bộc lộ trong quá trình triển khai cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả hiệu lực, tháo gỡ khó khăn… Việc nghiên cứu sửa đổi và ban hành mới là rất cần thiết.
Một số góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Dự thảo Luật lần này có 10 Chương và 87 Điều, so với Luật TNN 2012 số chương giữ nguyên và có tăng thêm 8 Điều (có bãi bỏ nội dung không còn phù hợp và cập nhật, bổ sung nội dung mới). Số lượng các điều, khoản giao cho Chính phủ/Bộ phải hướng dẫn khá phù hợp. Nhiều nội dung bổ sung mới hoặc quy định rõ ràng hơn như: Điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu; Quy hoạch về tài nguyên nước; Bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, an ninh nước cho sinh hoạt; Cơ chế, chính sách mới đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút, khuyến khích các nguồn lực xã hội (nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ) của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước; Thẩm quyền, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nguồn nước, quản lý hoạt động khai thác, quản lý hệ thống cấp nước, xử lý nước thải được quy định rõ ràng hơn… Nhìn tổng quát lần này, dự thảo Luật khá chất lượng và mang tính khả thi.

Cụ thể, nhằm hoàn thiện từng bước dự thảo Luật sau khi nghiên cứu, so sánh với Luật TNN 2012 và những quy định được đề xuất trong dự thảo, một số ý kiến góp ý tập trung vào các nội dung như sau:

Phạm vi điều chỉnh của Luật: Nước dưới đất… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Trong Luật TNN 2012 cũng quy định như vậy. Tuy nhiên trong dự thảo tại rất nhiều điều lại quy định nội dung quản lý có liên quan đến Nước dưới đất từ Xả thải; Khai thác; Bảo vệ; Bổ sung; Thăm dò, hành nghề; Cấp phép… (tại các điều 11, 28 2, 5, 64…) rõ ràng không thống nhất nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh nên rà soát lại và loại bỏ - tuy nhiên theo người góp ý nên bổ sung nếu còn thiếu và Nước dưới đất nên được điều chỉnh bởi Luật này.

Giải thích thuật ngữ: Theo khoản 1 Điều 3 về Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất…Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường có được xem là một loại tài nguyên không, nếu là tài nguyên cũng nên bổ sung hoặc có quy định cho loại tài nguyên này.

Quy hoạch về tài nguyên nước: Trong dự thảo Luật đã quy định mới, bổ sung hoặc làm rõ về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh…Tuy nhiên Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia…đã được quy định trong Luật Quy hoạch 2017 và cũng được quy định lần này tại dự thảo nhưng chỉ nhắc tên không quy định cụ thể về căn cứ, nội dung nhiệm vụ, nội dung quy hoạch và trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch… Đề nghị cần bổ sung làm rõ tại dự thảo Luật.

Liên quan đến Điều 27 về Dòng chảy tối thiểu: Đây là một nội dung mới và theo quy định tại khoản 2 Điều 27 thì Dòng chảy tối thiểu là căn cứ, cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định nhiều nhiệm vụ quan trọng ví dụ Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; Quy trình vận hành hồ chứa…Cấp giấy phép… như vậy việc xác định Dòng chảy tối thiểu phải triển khai làm trước…Tuy nhiên, trong dự thảo không quy định thời gian nào phải làm, phải xong và thời gian công bố…cũng như các phương pháp, các công cụ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến việc xác định (dòng chảy ở mức bao nhiêu được gọi là thấp nhất tại các sông suối liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh, hồ chứa, đập dâng…). Nếu không có hoặc chưa xác định được liệu Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tỉnh và nhiều quy hoạch khác có phê duyệt được không? Vì vậy cần cân nhắc quy định tại Điều 27 này. Cũng nên rà soát về Ngưỡng khai thác nước dưới đất (Điều 28) cũng có một số nội dung tương tự.

Giấy phép/Đăng ký: Có rất nhiều loại giấy phép và tên gọi khác nhau như: (1) Giấy phép tài nguyên nước; (2) Giấy phép về tài nguyên nước; (3) Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; (4) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; (5) Giấy phép thăm dò nước dưới đất; (6) Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; (7) Đăng ký tài nguyên nước (Điều 9) và (8) Đăng ký khai thác, sử dụng nước và chấp thuận sử dụng mặt nước, các hoạt động thuộc phạm vi lòng, bờ, bãi sông, hồ (Điều 81)…

Đề nghị rà soát lại sự trùng lặp hoặc thống nhất giữa các giấy phép, đăng ký (tên gọi, nội dung…) mặt khác phải quy định cụ thể rõ ràng cho từng loại giấy phép bao gồm: Đối tượng phải có giấy phép; Nội dung giấy phép; Thẩm quyền cấp giấy phép; Hồ sơ trình tự, thủ tục cấp giấy phép; Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền, thu hồi; Phí, lệ phí cấp; Quyền, trách nhiệm người được cấp và Trách nhiệm cơ quan cấp… kể cả Đăng ký quy định tại Điều 9 và 81. Các quy định này phải được quy định trong Luật này không nên chỉ quy định như tại Điều 81 của dự thảo (nên bỏ điều này) – Ở đây cần có sự công khai, minh bạch tại Luật này nếu không cụ thể rất dễ dẫn đến tiêu cực (không nên chờ Bộ hay Chính phủ quy định).

Những quy định khác: Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước (tại điểm d, khoản 3 Điều 13) của dự thảo Luật này với quy định về Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt theo khoản 2 Điều 8 Luật BVMT 2020 có mối quan hệ gì với nhau và có thể kết hợp?

Tại điểm b khoản 2 Điều 46 cần quy định cụ thể về quy mô không nên chung chung quy định mơ hồ về quy mô nhỏ (bao nhiêu được gọi là nhỏ).

Một số nội dung mang tính kỹ thuật chuyên ngành nên để cho các Luật chuyên ngành quy định ( Luật Thủy lợi hoặc Luật Cấp, thoát nước) có lẽ đầy đủ và toàn diện hơn như quy định về Hồ chứa, đập dâng... (Điều 55) hoặc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (Mục 3)… Luật này tập trung vào Tài nguyên nước nếu có bổ sung sử dụng tiết kiệm hiệu quả về tài nguyên nước.

Quy định tại khoản 7 Điều 62: Cần phải cụ thể hơn không chung chung như vậy ví dụ trong quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch thoát nước áp dụng các giải pháp về tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan… và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt chẵng lẽ khi thực hiện phải xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước? Không hợp lý và không nên quy định việc này.

Khoản 9 Điều 62: Giao cho Bộ Xây dựng không rõ ràng có lẽ chỉ cần quy định: “Bộ Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao Hướng dẫn quy định về quản lý thoát nước mưa và chống ngập cho đô thị, các khu dân cư nông thôn tập trung, các khu công nghiệp…” là đủ.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)

Th.S Phạm Ngọc Chính, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ Sơn (Bắc Ninh): Chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội tại phường Đồng Nguyên đã khắc phục sai phạm?

Từ Sơn (Bắc Ninh): Chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội tại phường Đồng Nguyên đã khắc phục sai phạm?

(PL&XD) – Công ty TNHH Môi trường xanh là chủ đầu tư Dự án khu nhà ở chung cư cho người có thu nhập thấp tại khu nhà ở Bắc Từ Sơn, phường Đồng Nguyên đã được cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm. Sau gần 01 năm kết luận, việc thực hiện và khắc phục hậu quả vi phạm đang được dư luận rất quan tâm.
Kiến nghị nhiều nội dung liên quan việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xổ số tại Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Khánh Hoà

Kiến nghị nhiều nội dung liên quan việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xổ số tại Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Khánh Hoà

(Pl&XD) - Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà chỉ đạo, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Khánh Hoà cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trước đó, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính đã có kết luận và kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh xổ số của Công ty này.
Lâm Đồng: Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc

Lâm Đồng: Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quốc Bắc (64 tuổi, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc nhiệm kỳ 2015 - 2020) để điều tra về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Đất đai: Đất dự án phát triển nhà ở vùng nông thôn sẽ thế nào?

Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Đất đai: Đất dự án phát triển nhà ở vùng nông thôn sẽ thế nào?

Lâu nay thường nói tới đất dự án nhà ở khu vực đô thị, còn đất dự án nhà ở vùng nông thôn sẽ thế nào? Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất ra sao trong nội dung dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang lấy ý kiến đóng góp? Là doanh nghiệp từng phát triển dự án nhà ở tại những vùng nông thôn, doanh nhân Nguyễn Nam Phương - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lan Anh, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những góp ý Luật Đất đai sửa đổi đáng chú ý.

Xem thêm

Bài 1: Sai phạm lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp

Bài 1: Sai phạm lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp

(PL&XD) - Thanh tra tỉnh Vĩnh Long vừa mới ban hành Báo cáo số 31/BC-TT, về kết quả kiểm tra thực hiện quy hoạch sử dụng đất (tỷ lệ 1/2000) đối với khu đất kho bãi và đất công trình đầu mối kỹ thuật (phòng cháy chữa cháy) tại Khu công nghiệp Bình Minh. Qua kiểm tra Khu công nghiệp Bình Minh, do Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mêkông Vĩnh Long làm chủ đầu tư, Thanh tra tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện nhiều sai phạm thực hiện sử dụng đất trong việc cho thuê lại đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình kho bãi phục vụ cảng Bình Minh…
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Vĩnh An trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Vĩnh An trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản

(PL&XD) - Thông tin từ UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), huyện đã ban hành Quyết định số 5272/QĐ-XPHC về việc xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Vĩnh An trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản, tổng phạt tiền là 65.000.000 đồng (sáu mươi lăm triệu đồng) tại mỏ cát số 62, xã Thiệu Thịnh.
Tam Nông (Phú Thọ): Xử phạt 250 triệu đồng trong lĩnh vực đất đai với các doanh nghiệp “núp bóng” san hạ cốt nền

Tam Nông (Phú Thọ): Xử phạt 250 triệu đồng trong lĩnh vực đất đai với các doanh nghiệp “núp bóng” san hạ cốt nền

(PL&XD) - Sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng về tình trạng san hạ cốt nền tràn lan trên đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tam Nông (Phú Thọ), UBND huyện đã khẩn trương thành lập đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra xử lý các đơn vị “núp bóng” san hạ cốt nền.
Cần cụ thể hóa “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” trong Luật Đất đai (sửa đổi)

Cần cụ thể hóa “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” trong Luật Đất đai (sửa đổi)

(PL&XD) - So với Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định về “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” (Điều 133, 134). Đây là điểm mới của Dự thảo bởi theo Luật Đất đai năm 2013 và Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 175), người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất.

Xem thêm

Tin đọc nhiều

Xem phiên bản di động