
Lập quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
14/07/2021 07:00
![]() |
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị. |
Quy hoạch thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ định hướng phát triển, sắp xếp không gian, phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp thành phố, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện. Đồng thời, sẽ loại bỏ các quy hoạch chồng chéo ảnh hưởng đến đầu tư phát triển, đây cũng là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội… Theo quan điểm lập quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Long – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 15/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1412 phê duyệt nhiệm vụ Lập quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần đầu tiên triển khai thực hiện lập quy hoạch thành phố theo quy định của Luật Quy hoạch nên sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Quy hoạch thành phố Hải Phòng được triển khai lập trong khi quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng đang trong quá trình triển khai lập, nên việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển và bố trí không gian trên địa bàn sẽ gặp khó khăn do các ngành vẫn chưa hoàn thiện được quy hoạch ngành quốc gia.
![]() |
Đại biểu tại điểm cầu ở các quận, huyện. |
Đây là lần đầu tiên triển khai công tác lập quy hoạch thành phố Hải Phòng theo phương pháp tích hợp với nhiều nội dung mới, vừa mang tính tổng quát, vừa mang tính cụ thể, trong khi việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quy hoạch chưa đầy đủ, quy định tại các văn bản hướng dẫn dưới Luật vẫn còn một số nội dung chưa đảm bảo sự thống nhất với các quy định của Luật Quy hoạch.
Hội nghị nghe ý kiến thảo luận của các Sở, ngành, địa phương thành phố về kế hoạch triển khai chi tiết, những vấn đề vướng mắc liên quan đến hướng dẫn quy định mới về quy hoạch trong quá trình lập quy hoạch thành phố, công tác phối hợp để quản lý tốt dự án lập quy hoạch…
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng khẳng định, lập quy hoạch thành phố là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, tích hợp nhiều ngành và lĩnh vực, do đó các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần tập trung thời gian, bố trí sắp xếp nhân lực để tham gia vào việc lập quy hoạch thành phố.
Quy hoạch phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế đặc thù của thành phố về vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược là thành phố cảng, xác định vai trò của biển, du lịch, dịch vụ cảng biển, phát triển công nghiệp, mở rộng không gian, tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh của thành phố... Đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có lộ trình phấn đấu năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; đến năm 2045, Hải Phòng phải có trình độ phát triển cao trong nhóm thành phố hàng đầu châu Á.
Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nội dung, phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ, nội dung lập quy hoạch. Các Sở, ban, ngành, các quận huyện phối hợp với đơn vị tư vấn cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu, các chương trình, đề án, nội dung đề xuất phương án phát triển của ngành, địa phương để tích hợp vào quy hoạch của thành phố; thực hiện các nhiệm vụ khảo sát… Trên cơ sở hiện trạng các địa phương đơn vị, đơn vị tư vấn làm rõ các nội dung chồng chéo trong thời gian qua, giúp thành phố nghiên cứu áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách phát triển đặc thù. Công tác lập quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, chất lượng, trình tự thủ tục lập, thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, bảo đảm tiến độ tháng 4/2022 trình Thủ tướng Chính phủ.
Cùng chuyên mục


Hội Kiến trúc sư Việt Nam làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

Đô thị Ninh Bình phát triển gắn với bảo tồn di sản và cải tạo, chỉnh trang

Hưng Yên: Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Yên Mỹ

Quảng Bình: Xem xét báo cáo quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận
Xem thêm

Cần Thơ: Thành phố sinh thái mang đậm bản sắc văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long

Xu hướng thiết kế tòa nhà văn phòng tiết kiệm năng lượng

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu ký túc xá số 4 Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại

Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh

Thành phố Thanh Hóa: Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phân khu số 15

Thái Bình: Phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000

Lạng Sơn: phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu phía Đông Nam

Hải Phòng: Trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng 2 phương án kiến trúc công trình cầu Nguyễn Trãi
Xem thêm