Không để đứt gãy nền kinh tế

15/09/2021 10:08

(PL&XD) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.
1806 22
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo nhân dân).

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, bức tranh kinh tế của hơn 8 tháng qua chủ yếu mang "gam trầm". Trong đó, hơn 85 nghìn DN buộc phải rời thị trường; thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD; hoạt động du lịch gần như đóng băng hoàn toàn...

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương giảm mạnh. Cụ thể: Đồng Tháp giảm 10,9%, Khánh Hòa giảm 7,9%, Bến Tre giảm 6,9%, TP.HCM giảm 6,6%, Trà Vinh giảm 4%, Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3%...

Về tình hình lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp tại thời điểm 01/8/2021 giảm 5,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 10,6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực DNNN giảm 0,8% và giảm 4,3%; DN ngoài Nhà nước giảm 5,6% và giảm 9,7%; DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6% và giảm 12%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các DN ngành khai khoáng giảm 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 5,8% và giảm 11,4%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí giảm 0,1% và tăng 2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,7% và giảm 4,1%.

Nền kinh tế đứng trước 3 rủi ro, thách thức từ bên ngoài mà rủi ro lớn nhất vẫn là dịch Covid-19 với biến chủng Delta diễn biến khó lường, đặc biệt các đối tác quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề; thứ hai là căng thẳng thương mại và công nghệ leo thang giữa nhiều nước; thứ ba là địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.

Thực tế đang cho thấy, những cảnh báo về dịch bệnh, dù đã được đưa ra từ sớm, nhưng chỉ cần một sự lơ là mất cảnh giác hay một tác động chủ quan, cũng có thể khiến tình thế trở nên khó kiểm soát.

Không chỉ có dịch bệnh, đang mùa bão lũ, những tác động của thiên tai cũng sẽ trở nên khó lường nếu chúng ta chủ quan. Đặc biệt, với các vùng miền khó khăn nhất. Chỉ cần một đợt mưa lũ, những làng xóm, đồng ruộng đang trù phú, đang chờ gặt hái, có thể sẽ mất trắng.

Thêm nữa, các vấn đề về môi trường, cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh… cũng cần phải làm quyết liệt hơn nữa, tạo thuận lợi, ít chi phí hơn. Tình trạng các đối tác rục rịch chuyển đơn hàng với các đối tác khác bên ngoài Việt Nam trong tuần đầu tháng 9 vừa qua là một cảnh báo. Cần phải đưa nền kinh tế dần quay trở lại trạng thái bình thường mới. Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, mở rộng vùng xanh… Môi trường kinh doanh phải thông thoáng hơn để giữ và thu hút các luồng vốn đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam.

Nền kinh tế đất nước đang trong một giai đoạn đầy cam go với những thử thách khắc nghiệt đòi hỏi sự quyết tâm, đoàn kết, nhất trí cao từ tất thảy các cấp. Chính vì thế, Chính phủ nhất quán quan điểm điều hành cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đó là, cùng với quyết liệt phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Tất cả trên tinh thần không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chúng ta bước qua gần 3/4 kỳ kế hoạch của năm 2021 với những thử thách khắc nghiệt chưa từng có, nhưng dường như, hiển hiện trước mặt vẫn thật nhiều mối lo: Đại dịch dù đã có những dấu hiệu được khống chế, nhưng các nguy cơ vẫn hiện hữu; Nguồn lực trong dân và DN cũng đang cạn kiệt… Thế nên, ta sẽ thúc đẩy từ đâu để tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế? Khoan sức dân. Tạo lập những chính sách có lợi cho dân, cho DN phát triển theo đúng khuôn khổ pháp luật… Và thật nhiều giải pháp khác cần được triển khai đồng bộ, thông suốt. Đó là những vấn đề đặt ra và cần có câu trả lời xác đáng!(?).

Ngọc Lý

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

(PL&XD) - Các điều kiện bất lợi về địa chất, địa chất thủy văn đang là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Các hiện tượng như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, sụt lún nền đất, lũ lụt, hạn hán và nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân.

Xem thêm

Nhìn trước những khó khăn

Nhìn trước những khó khăn

(PL&XD) - Dịch bệnh đang tác động tiêu cực và gây khó khăn (tiềm ẩn lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA), thách thức cho phát triển những tháng cuối năm. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp để vượt qua thách thức trong những tháng cuối năm.
Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

(PL&XD) - Việc xây dựng hệ thống công trình ngầm như hệ thống Tuynel kỹ thuật, hầm đi bộ, bãi xe ngầm, bể chứa nước ngầm, không gian thương mại, dịch vụ ngầm, tàu điện ngầm… là một nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa tăng hệ lụy để lại là tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

(PL&XD) - Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thủ đô đều có những ca lây nhiễm, xuất hiện các ổ dịch, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Chỉ thị số 17/CT-UBND “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống Covid-19” trong 15 ngày (từ ngày 24/7 đến hết ngày 07/8) theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.
Đô thị trong dịch bệnh

Đô thị trong dịch bệnh

(PL&XD) - Những diễn biến của đại dịch Covid - 19 thời gian qua cho thấy, đô thị là nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, các chuỗi cung ứng về thực phẩm cho người dân là nơi dễ “bị tấn công” nhất.
Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

(PL&XD) - Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ những góc nhìn về câu chuyện làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình hết sức nguy cấp của đại dịch Covid-19. PL&XD xin trích nguyên văn phân tích, quan điểm và đề xuất kiến nghị đến bạn đọc.
Cần có luật về làm từ thiện

Cần có luật về làm từ thiện

(PL&XD) - Từ thiện là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo cao cả theo truyền thống dân tộc tốt đẹp “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách” hay như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương người, luôn biết “nhường cơm xẻ áo” cho những số phận không may mắn, khốn khó, do thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

(PL&XD) - Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê - nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng:” Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”…
Tài sản tinh thần vô giá

Tài sản tinh thần vô giá

(PL&XD) - Tháng 6 năm nay diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, trở thành di sản văn hóa, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và đất nước. Đó là ngày Người ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911), Ngày Bác Hồ gửi thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi phụ lão “khua gậy đi trước” cùng con cháu xông ra đánh giặc Pháp, trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Người cao tuổi (06/6/1941), Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân thi đua yêu nước (11/6/1948). Bấy nhiêu sự kiện đủ kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh...
Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

(PL&XD) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

(PL&XD) - Mỗi khi bước vào đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lại một lần xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, trong đó có việc đầu tư công trung hạn. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương, ông nhấn mạnh: “Phải dứt khoát khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án…”

Xem thêm

Phiên bản di động