
Hướng dẫn giải quyết một số khó khăn khi xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực hoạt động xây dựng
15/01/2022 16:08
![]() |
Cưỡng chế, tháo dỡ một công trình xây dựng trái phép tại phường Trảng Dài, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Ảnh minh họa: baodongnai.com.vn). |
Bộ Xây dựng nhận được văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị hướng dẫn xử lý một số khó khăn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo ngừng thi công xây dựng công trình
Pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm hành chính hiện nay không quy định biện pháp cắt điện, cắt nước là biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở để kịp thời khắc phục những bất cập trong quá trình thực thi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, trong đó có quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các chức danh: Chủ tịch UBND các cấp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng… cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn.
2. Về khó khăn trong công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, người có thẩm quyền lập biên bản tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và trình người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định.
Hiện nay, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định số 166/2013/NĐ-CP đã quy định rõ các biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có một số biện pháp có tính khả thi cao như: biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản…
Cùng chuyên mục


Diên Khánh (Khánh Hòa): Thêm đoạn sông Cái bị cát tặc “rút ruột”

Đống Đa (Hà Nội): Phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 84 đường Láng

Vĩnh Phúc: Sập tường rào sân golf Tam Đảo, nước tràn vào nhà dân gây thiệt hại tài sản

Gia Lai: Thi công gian dối tại dự án hơn 3.600 tỷ đồng trên tuyến Quốc lộ 19
Xem thêm

Thanh Hóa: Chỉ đạo xử lý thông tin PL&XD phản ánh

Thường Tín (Hà Nội): Chính quyền có “làm ngơ” trước những vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Ninh Sở?

Loạt gói thầu cung cấp phần mềm, thiết bị gần trăm tỷ ở Hà Tĩnh về tay ai?

Tứ Kỳ (Hải Dương): Quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi đã được bảo đảm

Ninh Bình: Cần kiểm soát hoạt động khai thác các mỏ đá

Hồi âm bài báo: “Quảng Ngãi: Nhà máy Bột - Giấy VNT19 đã tự ý thi công đường ống xả thải”

Bài 27: Dự án Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh gần 7 năm vẫn ngổn ngang

Quan Sơn (Thanh Hóa): Liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng hàng loạt cán bộ bị xem xét, xử lý trách nhiệm

Ý Yên (Nam Định): Người dân ngao ngán vì mức bồi thường, hỗ trợ “bèo bọt”

Hà Nội: Ai “chống lưng” cho hàng loạt vi phạm của Công ty Cổ phần Hateco Logistics tồn tại?
Xem thêm
Tin đọc nhiều
-
Dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên chưa nghiệm thu đã “lùa” khách vào ở
-
Quảng Ngãi: Chưa được phép, nhà máy Bột - Giấy VNT19 đã vội vã thi công đường ống xả thải hướng ra vịnh Việt Thanh
-
Bình Giang (Hải Dương): Cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng xây nhà ở trên đất nông nghiệp
-
Gói thầu trồng cây xanh tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở Khánh Hòa: Quản lý lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho đơn vị trúng thầu “làm bậy”?
-
Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận?