Hưng Yên: Gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

17/03/2023 17:05

(PL&XD) - Thời gian qua, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là rất lớn trong khi nguồn cung lại thiếu trầm trọng. Giải pháp nào để tạo quỹ nhà ở đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp là câu hỏi khó đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên: Gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội
Một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

Nhu cầu lớn

Mặc dù, tỉnh Hưng Yên đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, người lao động thu nhập thấp nhưng đây vẫn là lĩnh vực chưa hấp dẫn các nhà đầu tư khiến nguồn cung căn hộ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Theo khảo sát của các cơ quan chuyên môn tỉnh Hưng Yên, nhiều lao động có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh mong muốn được sở hữu một căn nhà để “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, do số lượng nhà ở cho công nhân, người lao động thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn ít nên phần lớn những người có mức sống trung bình hoặc thấp vẫn chưa có nơi chốn đi về, phải thuê nhà trọ sống tạm bợ qua ngày.

Cả tỉnh Hưng Yên hiện mới có 3 dự án nhà ở xã hội độc lập, 7 dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại có bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân đã hoặc đang triển khai, tổng diện tích sử dụng đất hơn 48ha với hơn 47.000 căn hộ. Hiện nay, có 4 dự án đã hoàn thành, hoàn thành một phần với hơn 17.000 căn hộ, gần 100.000m2 diện tích sàn.

Theo quy hoạch, đến năm 2025, tổng diện tích đất phục vụ sản xuất công nghiệp của tỉnh Hưng Yên lên tới gần 6.000ha, tạo việc làm cho trên 450.000 công nhân, người lao động. Dự báo, số công nhân, người lao động có nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ lệ khoảng 25% - một con số rất lớn.

Khó phát triển

Những năm qua, công tác triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thực hiện, một số dự án chậm triển khai do nhà đầu tư thiếu năng lực.

Nguyên nhân được UBND tỉnh Hưng Yên chỉ rõ là hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ; cơ chế chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư; trình tự thủ tục lựa chọn nhà đầu tư còn phức tạp, kéo dài. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế; công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn, chưa tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu hồi, bồi thường hỗ trợ mặt bằng để thực hiện dự án.

Các nhà đầu tư chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của ngân hàng, trong khi dự án nhà ở xã hội cần nguồn vốn đầu tư lớn, lợi nhuận định mức thấp hơn các loại hình đầu tư khác. Một số chủ đầu tư năng lực còn hạn chế, chưa tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ dự án, chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp không có quỹ đất sạch đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật và còn thiếu vốn nên hạn chế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, chỉ hỗ trợ một phần tiền thuê nhà cho công nhân thuê trọ. Thủ tục để được mua, thuê nhà ở xã hội vẫn còn khắt khe, rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho công nhân. Nhu cầu thuê lớn hơn nhu cầu mua nhà ở, thu nhập của công nhân còn thấp, khả năng mua nhà ở rất khó khăn trong khi chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của ngân hàng. Chưa có sự kiểm soát, hỗ trợ người dân xây dựng nhà trọ cho thuê; chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển loại hình này.

Nhiều giải pháp quyết liệt

Ngày 8/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về Đề án phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động trong và ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Ngày 9/9/2022, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch hành động số 152/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 8/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về Đề án phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động trong và ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên xác định mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo đảm giải quyết được khoảng 50% số công nhân, người lao động có nhu cầu về nhà ở tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất tập trung có nhà ở, gồm 17.000 căn hộ với tổng diện tích 1.062.000m2; đến năm 2030, công nhân, người lao động có nhu cầu về nhà ở đạt 85% với 45.700 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 2.861.500m2.

Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh Hưng Yên đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, trong đó tập trung rà soát, cụ thể hóa các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội; xây dựng, thực hiện cơ chế hỗ trợ, ưu đãi và thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động; ưu tiên, hỗ trợ về thủ tục đầu tư xây dựng đối với những doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp sử dụng nhiều lao động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân trong các dự án khu nhà ở công nhân đã được đầu tư hạ tầng; doanh nghiệp được ký hợp đồng thuê nhà ở với chủ đầu tư dự án khu nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp.

UBND tỉnh Hưng Yên đề xuất cần thống nhất giữa các quy định của Luật Nhà ở, Luật Đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; cho phép chỉ định nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đầu tư dự án nhà ở công nhân. Nghiên cứu xây dựng cơ chế riêng cho phát triển nhà ở công nhân; thành lập tổ chức nhà nước phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tập trung vào phân khúc cho thuê, thuê mua; cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho doanh nghiệp sử dụng lao động thuê/mua nhà ở xã hội để bố trí chỗ ở cho người lao động. Cho phép các địa phương chủ động quy hoạch bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội ở các đô thị, không bắt buộc tất cả các dự án nhà ở thương mại đều phải dành quỹ đất ở để xây dựng nhà ở xã hội…

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên ngày 02/6/2022, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thúc đẩy chương trình phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người lao động. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng dân số cơ học, nhất là lượng công nhân trong các khu, cụm công nghiệp thì đây là thách thức to lớn, là nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi sự vào cuộc chủ động, quyết liệt hơn nữa của tỉnh Hưng Yên.

Hưng Yên cần rà soát lại quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong đó có danh mục các dự án nhà ở. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để phê duyệt các dự án nhà ở trên địa bàn. Rà soát thêm, đánh giá kỹ hơn nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để có chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặt ra. Xác định quỹ đất đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật như các dự án thành phần trong các khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp hoặc dự án độc lập.

Đồng thời, Hưng Yên cũng phải xác định các mô hình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để có chính sách khuyến khích các mô hình, dự án chất lượng, phù hợp thực tiễn địa phương; chủ động đề xuất những khó khăn, vướng mắc cụ thể liên quan đến thủ tục giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, kiểm soát chất lượng công trình, xác định đối tượng thụ hưởng, cơ chế bố trí vốn… để các bộ, ban, ngành Trung ương tìm hướng tháo gỡ.

Vị Thủy
baoxaydung.com.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn: Sẽ dành những vị trí thuận lợi để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn: Sẽ dành những vị trí thuận lợi để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân

(PL&XD) – Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, để thu hút nhà đầu tư, ngoài việc miễn các loại thuế, phí, Bắc Giang sẽ ưu tiên dành những vị trí thuận lợi để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh.
Giải quyết vướng mắc gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Giải quyết vướng mắc gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

(PL&XD) – Về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ…Trước thực trạng không giải ngân được gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội sau hơn 1 tháng triển khai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo phải có những biện pháp giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, và có đề xuất phù hợp, cần sự phối hợp sâu sát hơn nữa giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương.

Xem thêm

Chi nhánh Hải Dương - Công ty Cổ phần Đầu tư Newland tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân Khu dân cư, đô thị Tân Phú Hưng

Chi nhánh Hải Dương - Công ty Cổ phần Đầu tư Newland tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân Khu dân cư, đô thị Tân Phú Hưng

(PL&XD) - Được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2018, cùng với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên của công ty, đến nay, Khu dân cư, đô thị Tân Phú Hưng đã hoàn thiện việc nộp hồ sơ và đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gần 1000 lô đất.
Bình Định: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án chậm tiến độ

Bình Định: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án chậm tiến độ

(PL&XD) - Sau khi làm việc với nhà đầu tư các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục về đất đai, tài chính và các thủ tục có liên quan để triển khai dự án.
Dự án Trinity Tower: Đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu chất lượng công trình

Dự án Trinity Tower: Đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu chất lượng công trình

(PL&XD) – Vừa qua, PL&XD nhận được phản ánh của người dân về việc chủ đầu tư Dự án Tòa nhà Hợp tác xã Thành Công hay còn được gọi với tên Trinity Tower (tại địa chỉ số 145 đường Hồ Mễ Trì, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội) cho người dân dọn vào ở trong khi chưa được nghiệm thu chất lượng công trình. Điều này khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất an toàn tại khu chung cư.
Nam Định: UBND cấp huyện được ủy quyền xác định giá đất

Nam Định: UBND cấp huyện được ủy quyền xác định giá đất

(PL&XD) – Mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1038/QĐ-UBND về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể. Giá đất của các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ do UBND cấp huyện tổ chức xác định, chịu trách nhiệm từ ngày 01/6/2023 đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.
Xác nhận bản đồ địa chính thế nào?

Xác nhận bản đồ địa chính thế nào?

(PL&XD) - UBND cấp xã nơi ông Nguyễn Hồng Nghĩa (Hà Nội) sinh sống có lưu giữ bản đồ địa chính 1973-1974 và 1985-1986, không có dấu, không có chữ ký xác nhận của cơ quan Nhà nước và của đơn vị đo đạc; bản đồ đo vẽ năm 1993-1994 thì có dấu, có xác nhận của Sở Địa chính, công ty đo đạc địa chính và Ban Quản lý dự án các công trình địa chính ký ngày 26/11/1996.
Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp

Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp

(PL&XD) - Xây nhà ở trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Hải Phòng: Khởi công Khu nhà ở xã hội quy mô 2.538 căn hộ

Hải Phòng: Khởi công Khu nhà ở xã hội quy mô 2.538 căn hộ

(PL&XD) – Chiều 28/5, UBND thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Khu nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Xem thêm

Xem phiên bản di động