
Hải Phòng: Ngang nhiên xây “biệt phủ” trên đất nông trường
19/05/2022 12:13
![]() |
Một trong những biệt phủ mọc lên trái phép tại nông trường Quý Cao (ảnh chụp màn hình). |
Theo thông tin được biết, 122ha đất nông lâm ở xã Đại Thắng và Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, được UBND thành phố Hải Phòng giao cho Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao (Công ty Quý Cao) quản lý. Hiện khoảng 4ha đất nông trường tiếp giáp Quốc lộ 10 đã bị chia lô, xây thành nhà ở, nhà nghỉ, nhà hàng, kho xưởng, biệt thự...
Hai bên con đường trải nhựa nối từ Quốc lộ 10 vào trụ sở điều hành Công ty Quý Cao là những dãy nhà xây san sát. Khu nhà điều hành 2 tầng gắn biển công ty đóng cửa, giống như bỏ hoang đã lâu. Đi sâu vào trong, hàng chục biệt thự nhà vườn 1-2 tầng, nhà xưởng đã và đang được xây dựng.
Tình trạng vi phạm về quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại nông trường Quý Cao rộ lên từ năm 2015 đến nay. Ông Lương Minh Sơn - Phó Chủ tịch xã Đại Thắng chia sẻ với báo chí cho biết, xã biết nhưng không có thẩm quyền xử lý do đất nông trường trực thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đến năm 2001, nông trường được chuyển đổi mô hình thành Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND TP Hải Phòng. Nhiều lần phát hiện người dân xây dựng trái phép trên đất nông lâm, chính quyền xã Đại Thắng cử cán bộ xuống nhắc nhở, nhưng Công ty Quý Cao không hợp tác.
Đầu tháng 3, theo chỉ đạo của UBND huyện Tiên Lãng, xã Đại Thắng đã lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp đối với 16 trường hợp tính từ năm 2015 trở về đây; đồng thời yêu cầu các chủ công trình dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh các hạng mục mới. Tuy nhiên, 16 hộ vi phạm không ký vào biên bản. Đặc biệt, ba hộ không chấp hành, cố tình xây dựng, gồm hộ ông/bà: Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại Anh Việt; Đoàn Văn Thông và Phạm Thị Sen.
Theo đại diện huyện Tiên Lãng, thì Công ty TNHH MTV Quý Cao tiền thân là Nông trường Quý Cao, được thành lập năm 1993, đến năm 2010 tổ chức lại thành tên như ngày nay. Công ty được giao quản lý, sử dụng 122 ha đất, chủ yếu trên địa giới hành chính các xã Đại Thắng, Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng và xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Năm 2015, Công ty có quyết định giải thể để bàn giao diện tích đất về UBND huyện Tiên Lãng quản lý. Tuy nhiên, do vướng mắc địa giới giữa 2 tỉnh, thành nên chưa thực hiện được. Đến năm 2020, Chính phủ có Nghị quyết 59/NQ-CP xác định địa giới hành chính giữa Hải Phòng và Hải Dương để giải quyết vướng mắc do lịch sử để lại, trong đó có phân định cột mốc tại Nông trường Quý Cao. Nhưng địa phương chưa giải quyết xong thì lại xuất hiện tình trạng hàng loạt nhà kiến cố, biệt phủ mọc lên tại Nông trường này.
Cùng chuyên mục


Thanh Xuân (Hà Nội): Hàng loạt chung cư cao tầng, phá vỡ quy hoạch đô thị

Kim Sơn (Ninh Bình): Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công trình các dự án Nông thôn mới?

Dự án Công viên, hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội chết lâm sàng đến bao giờ?

The Tropicana Garden 2, thế lực phân lô bán nền “bất khả xâm phạm” ở Lâm Đồng
Xem thêm

Văn Giang (Hưng Yên): Dự án 10 năm dậm chân tại chỗ, chính quyền “vô trách nhiệm” hay yếu kém?

Thuận Thành (Bắc Ninh): Lạ lùng trang trại chăn nuôi trong cụm công nghiệp

Hà Nam: Những dự án nghìn tỷ còn “chậm” đến bao giờ?

Kon Tum: Yêu cầu Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai và Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi hỗ trợ đền bù cho 62 hộ dân do xả lũ

Đông Anh (Hà Nội): Cần xử lý dứt điểm trạm trộn bê tông, bãi xe không phép trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc

Cần Thơ: Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Phát Land giả mạo thông tin?

Khánh Hoà: Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm và xử lý tình trạng phân lô, bán nền sau phản ánh của PL&XD

Khánh Hòa: Dự án san lấp và trồng cây xanh đường Võ Nguyên Giáp “gọt chân cho vừa giày”

Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An đề nghị công an hỗ trợ xác minh nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn bất thường

Dự Cam Ranh City Gate “đắp chiếu” nhiều năm nhưng vẫn huy động trái phiếu ngàn tỷ?
Xem thêm
Tin đọc nhiều
-
Kim Sơn (Ninh Bình): Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công trình các dự án Nông thôn mới?
-
Hà Nam: Những dự án nghìn tỷ còn “chậm” đến bao giờ?
-
Văn Giang (Hưng Yên): Dự án 10 năm dậm chân tại chỗ, chính quyền “vô trách nhiệm” hay yếu kém?
-
Kon Tum: Yêu cầu Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai và Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi hỗ trợ đền bù cho 62 hộ dân do xả lũ
-
Công ty TNHH Bao bì Thanh Hải có “dấu hiệu” lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?