Hà Nội: Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị

25/09/2023 11:14

(PLXD) – Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Sau 5 năm thực hiện mô hình thí điểm, tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực.

(PLXD) – Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Sau 5 năm thực hiện mô hình thí điểm, tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị
Mô hình thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị góp phần chuyển biến tích cực trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô.

Chức năng và nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Qua đó, phát hiện, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.

Kết quả 5 năm thực hiện mô hình thí điểm

Từ ngày 10/08/2018 đến nay, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 76.170 công trình, qua đó phát hiện, lập hồ sơ xử lý đối với 2.811 trưởng hợp có vi phạm (chiếm tỷ lệ 3,69%. Trong đó: 378 trường hợp xây dựng không phép; 634 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 62 trường hợp xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, 1.737 trường hợp có các vi phạm khác như xây dựng công trình trên đất công, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đê điều, lưới điện...).

UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý dứt điểm 2.328 trường hợp vi phạm (455 trường hợp cưỡng chế phá dỡ; 1.579 trường hợp tự khắc phục vi phạm; 24 trường hợp hòa giải, bồi thường; 270 trường hợp đã được cấp mới, bổ sung, điều chỉnh giấy phép xây dựng); Số trường hợp vi phạm còn phải giải quyết, xử lý theo thẩm quyền tại các kỳ báo cáo là 483 trường hợp (đến nay, UBND quận, huyện, thị xã đã xử lý dứt điểm được 249/483 trường hợp, hiện đang tiếp tục xử lý 134/483 trường hợp).

Sau khi triển khai thực hiện mô hình thí điểm, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biển tích cực. Các công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, các vi phạm đã được phát hiện kịp thời. Những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận đã dần được hạn chế; các công trình vi phạm tồn đọng đã được rà soát, phân loại. Trong đó, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đô thị từng bước được nâng cao. Các công trình vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng dần được giảm thiểu về số lượng và quy mô vi phạm.

So với cùng kỳ 4 năm trước khi thực hiện và sau khi thực hiện mô hình thí điểm công tác quản lý trật tự xây dựng đều có chuyển biến tích cực: Tỷ lệ công trình có phép, miễn phép trên địa bàn thành phố tăng 2,9% (từ 96,59% lên 99,49%), tỷ lệ số công trình có vi phạm trên tổng số công trình xây dựng giảm 5,13% (từ 8,82% xuống 3,69%). Bên cạnh đó, số lượng công trình có vi phạm giảm 4.331 trường hợp (từ 7.142 trường hợp còn 2.811 trường hợp).

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực xây dựng được triển khai thường xuyên, qua đó trình độ dân trí được tăng cao; với sự quan tâm của lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã, chỉ đạo toàn diện, điều hành sâu sát trong công tác quản lý trật tự xây dựng; Các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị đã chủ động thường xuyên bám sát địa bàn, rà soát, kiểm tra từ khi công trình được khởi công đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng, từ đó hạn chế được phần lớn các vi phạm so với giai đoạn trước.

Đề xuất tiếp tục thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng sau khi kết thúc thí điểm

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại UBND quận, huyện, thị xã, ý kiến của Bộ, ngành, ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy nêu trên cho thấy mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg ngày 09/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tiễn tại Thành phố Hà Nội hiện nay.

Do đó, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; trong khi chờ các Bộ, ngành nghiên cứu tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định đối với lực lượng này, dễ hoạt động của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị không bị gián đoạn, UBND Thành phố báo cáo đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý để Thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND cấp huyện như hiện nay kể từ ngày 10/8/2023 cho đến khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị
Qua công tác kiểm tra, phát hiện, những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng sẽ bị lập biên bản xử lý nghiêm minh.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng về hiệu quả của mô hình này, đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội cho biết: Sau thời gian được kiện toàn lại tổ chức và hoạt động, công tác thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng đã được triển khai thực hiện đồng bộ, chủ động, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực sau khi thực hiện mô hình thí điểm (tỷ lệ công trình có phép, miễn phép tăng; số trường hợp vi phạm giảm, tỷ lệ công trình có vi phạm giảm).

Các công trình xây dựng đã được kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện các vi phạm. Các vi phạm trật tự xây dựng phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc dư luận quần chúng nhân dân đã dần được hạn chế. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đô thị từng bước được nâng cao.

Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng đã được cơ quan chuyên môn thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định và do UBND Thành phố giao. Cơ quan chuyên môn đã kịp thời đề xuất Thành phố các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố thông qua việc ban hành các văn bản có tính quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành theo sát tình hình chung cũng như theo từng vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.

Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm trên.

Mạnh Vũ

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Thành phố Vinh (Nghệ An): Tạm thời chưa xử phạt Công ty Phúc Minh, cơ quan quản lý Nhà nước chưa làm tốt rà soát quy hoạch

Thành phố Vinh (Nghệ An): Tạm thời chưa xử phạt Công ty Phúc Minh, cơ quan quản lý Nhà nước chưa làm tốt rà soát quy hoạch

(PLXD) - Đó là một trong những nội dung văn bản của UBND thành phố Vinh báo cáo Sở Xây dựng Nghệ An, sau khi Báo điện tử Xây dựng thông tin về vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án Trung tâm thương mại xã Nghi Phú, do Công ty TNHH AV Phúc Minh (Công ty Phúc Minh) làm chủ đầu tư.
Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ cổ phần hoá Tổng Công ty Tín Nghĩa và vụ án thuộc diện theo dõi

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ cổ phần hoá Tổng Công ty Tín Nghĩa và vụ án thuộc diện theo dõi

(PLXD) - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhung tiêu cực tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo xảy ra trên địa bàn tỉnh và các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Hủy quyết định phá sản đối với Công ty Đức Long Gia Lai

Hủy quyết định phá sản đối với Công ty Đức Long Gia Lai

(PLXD) - Tòa án nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy Quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Đức Long Gia Lai). Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/11/2023.

Xem thêm

Đắk Lắk: Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch xã tự ý giao 129 lô đất cho cán bộ, người nhà

Đắk Lắk: Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch xã tự ý giao 129 lô đất cho cán bộ, người nhà

(PLXD) - Nguyên Chủ tịch UBND xã ở Đắk Lắk, trong thời gian công tác đã lạm quyền, tự ý tổ chức giao 129 lô đất cho cán bộ, công chức, viên chức và cả người nhà ngoài danh sách phê duyệt, gây thiệt hại cho Nhà nước với tổng số tiền hơn 2,3 tỷ đồng theo thời điểm định giá vào năm 2010.
Kon Tum: Quyết liệt xử phạt chủ đầu tư làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Quyết liệt xử phạt chủ đầu tư làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLXD) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa đưa ra thông báo kết luận về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, nhấn mạnh việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và xếp loại mức không hoàn thành nhiệm vụ đối với các chủ đầu tư có kết quả giải ngân thấp do nguyên nhân chủ quan. Theo thông báo này, Thường trực Tỉnh ủy đang tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn để tăng cường tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Kon Tum: Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật bị tuýt còi vì vi phạm quy định trong dự án điện gió Đăk Glei

Kon Tum: Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật bị tuýt còi vì vi phạm quy định trong dự án điện gió Đăk Glei

(PLXD) - Sở Xây dựng Kon Tum vừa ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật với số tiền hơn 170 triệu đồng, vì liên quan đến nhiều vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei, tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Xem thêm

Phiên bản di động