
Hà Nội thành lập Tổ công tác rà soát dự án nhà ở, khu đô thị mới sau sáp nhập
12/01/2022 19:02
![]() |
Dự án Khu đô thị Hà Nội WestGate (huyện Quốc Oai) sau hơn 10 năm vẫn “nằm trên giấy”. |
Phạm vi, đối tượng kiểm tra, rà soát là các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới được giao triển khai từ trước ngày 1/8/2008, được chuyển tiếp từ các tỉnh Hà Tây (trước đây), Hòa Bình, Vĩnh Phúc về Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính do nhà đầu tư đề xuất tiếp tục thực hiện.
Tổ công tác có trách nhiệm tập hợp đầy đủ hồ sơ của từng dự án; phân loại các dự án. Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, đánh giá về các nội dung cụ thể: Thời hạn, hiệu lực các văn bản pháp lý liên quan của các dự án; nguồn gốc đất, hiện trạng quản lý, sử dụng đất; sự tuân thủ quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc của các dự án; thủ tục cần hoàn thiện quy hoạch, kiến trúc theo quy định hiện hành; sự tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý đất đai khi thực hiện dự án.
Căn cứ kết quả rà soát, kiểm tra, Tổ công tác nghiên cứu, đánh giá, kết luận đối với từng dự án; đề xuất giải pháp giải quyết đối với từng dự án đầu tư theo thẩm quyền; kiến nghị thành phố và các Bộ, ngành nội dung liên quan.
Tìm hiểu được biết, ngày 5/9/2008, một tháng sau khi tỉnh Hà Tây (cũ) chính thức sáp nhập vào Hà Nội, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 240/TB-VPCP (ban hành kèm theo danh sách danh mục các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư được triển khai) thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng.
Theo Quyết định này, Thủ tướng đồng ý cho phép triển khai là 30 dự án (dự án nhóm Ia) và 107 dự án (Nhóm Ib) tiếp tục triển khai nhưng cần điều chỉnh về nội dung quy hoạch (dự án nhóm Ib).
Văn bản nêu rõ: UBND Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các dự án phù hợp với quy hoạch, đã thực hiện đầy đủ thủ tục, quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng thành phố được tiếp tục triển khai. Đối với các dự án còn lại, cần hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện, bổ sung các nội dung theo đúng quy định, bảo đảm tính thống nhất, gắn kết, hài hòa giữa các dự án và phù hợp với chức năng của không gian đô thị được quy hoạch.
Tuy nhiên, theo đánh giá, hàng loạt dự án nhà ở, khu đô thị mới được phê duyệt “ồ ạt” ở các cửa ngõ Thủ đô như: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai... ngay trước thời điểm sáp nhập về Hà Nội. Đến nay, nhiều dự án vẫn trong tình cảnh bỏ hoang, dở dang gây lãng phí.
![]() |
Nhiều dự án tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh bỏ hoang cả chục năm nay. |
Nhà đầu tư cho rằng, nguyên nhân dự án không thể triển khai là bởi UBND Thành phố Hà Nội không có văn bản hướng dẫn cụ thể. Khi Thủ tướng chấp thuận cho các dự án này triển khai thì UBND Thành phố Hà Nội phải có văn bản đốc thúc, hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án theo yêu cầu của Thủ tướng. Tuy nhiên, cho đến nay đã 13 năm trôi qua, mặc dù Thủ tướng đã có chỉ đạo, doanh nghiệp đã gửi hàng loạt văn bản, thậm chí cả đơn kêu cứu nhưng UBND Thành phố Hà Nội vẫn không có văn bản hướng dẫn các thủ tục pháp lý để các sở ngành, doanh nghiệp áp dụng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Cùng chuyên mục


Phú Quốc không thể mãi là “điểm đến” mà phải trở thành thành phố đảo đáng sống

Bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp tăng hấp lực cho Mũi Né và kì vọng hồi sinh "thủ phủ resort" một thời

Cơ hội đầu tư “đón sóng” bất động sản miền Tây

92 biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội sắp được chỉnh trang, bảo tồn
Xem thêm

Sổ đỏ được cấp cho chủ cũ, người mua đất cần làm thủ tục gì?

Môi giới bất động sản và bài toán quản lý dự án, tìm kiếm khách hàng

Công ty 379 vừa lỗ vừa nợ, khách mua nhà Athena Complex Pháp Vân gặp khó

Hà Nội: Rà soát định kỳ, thường xuyên các dự án có sử dụng đất chậm triển khai

Vĩnh Long: Sẽ xây dựng hơn 785.000m2 sàn nhà ở năm 2022

Bất động sản những tháng cuối năm: Định hình giá trị thực, kìm hãm giao dịch ảo

Các chính sách về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp

HoREA kiến nghị cho phép Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank được cho cá nhân vay mua nhà ở xã hội

Tập đoàn Hưng Thịnh sẽ xây dựng 150 nghìn căn hộ NƠXH

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Lan Anh đi tiên phong xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án thương mại
Xem thêm
Tin đọc nhiều
-
Hải Phòng: Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022
-
Nghị định số 44/2022/NĐ-CP: Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản
-
Đà Nẵng: Dự án The Sang Residence “đang thế chấp”, làm thế nào biết được căn hộ nào được giải chấp để mà mua?
-
Cần Thơ: Bổ sung thu hồi đất hơn 41ha để đầu tư xây dựng tái định cư và hạ tầng giao thông
-
Phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn