
Hà Nội phê duyệt quy hoạch công viên hơn 18ha tại Trâu Quỳ, Gia Lâm
18/01/2022 12:35
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 khu công viên, vườn hoa thuộc ô quy hoạch B1.1 tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Theo đó, ô đất có quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 18,4ha. Phía Đông Bắc giáp đường Nguyễn Mậu Tài; phía Đông Nam giáp đường có mặt cắt rộng 22m (đang đầu tư xây dựng); phía Tây Nam giáp đường quy hoạch mặt cắt rộng 30m; phía Tây Bắc giáp đường hiện có và trụ sở mới Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm.
Trong ranh giới khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 18,4ha được phân bổ các chức năng gồm: Đất đường giao thông khu vực khoảng 4,4ha; đất hồ điều hòa có diện tích khoảng 9ha; đất cây xanh thể dục thể thao có diện tích khoảng 5ha.
Dự kiến gồm các phân khu như: Khu văn hóa giáo dục; khu biểu diễn; khu thể thao; khu thiếu nhi; khu yên tĩnh; khu phục vụ; đỗ xe... Mục tiêu của quy hoạch là nhằm tạo lập một khu công viên cây xanh kết hợp hồ điều hòa hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.
Xây dựng khu công viên cây xanh thể dục thể thao kết hợp cải tạo nạo vét xây dựng hệ thống hồ điều hòa Trâu Quỳ 2 theo quy hoạch, góp phần tạo cảnh quan môi trường, nâng cao điều kiện tiện nghi cho dân cư khu vực.
Đồng thời, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trên cơ sở ưu tiên các công trình phúc lợi công cộng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội. Hình thành các không gian mở gắn với cảnh quan không gian mặt nước sông hồ. Phát triển các quảng trường gắn với những công trình công cộng, tiện ích đô thị, thể dục thể thao vui chơi giải trí...
Trước đó, UBND Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có. Trong đó, 03 công viên: Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống nhất được cải tạo, nâng cấp theo hướng nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chi tiết, thiết kế tổ chức mặt bằng, đường dạo, tiểu cảnh, cơ sở vật chất đồng bộ.
Kế thừa các hạng mục mới được đầu tư sửa chữa; trồng bổ sung cây hoa, cây cảnh; nâng cấp, sửa chữa, bổ sung hệ thống chiếu sáng, nhà vệ, ghế ngồi, thùng rác, hệ thống cấp thoát nước, bể phun,…
Các công viên này cần nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp theo hướng công viên mở, trừ công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (giai đoạn 2022 – 2023 triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; giai đoạn 2023 – 2025 thực hiện đầu tư và hoàn thành đưa vào sử dụng). UBND Thành phố Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thành phố làm chủ đầu tư dự án nâng cấp 03 công viên trên.
Bên cạnh đó, với 10 công viên (mức độ 2) gồm: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Bán đảo Linh Đàm, Ba Mẫu, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Đền Lừ, Indira Gadhi, Nguyễn Trãi, Hoà Bình có chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xuống cấp cục bộ chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa mức độ cơ bản trên cơ sở giữ nguyên hình thức kiến trúc cảnh quan...
Cùng chuyên mục


Quảng Trị: Công bố đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Vang và đô thị mới Lìa

Bắc Giang xây dựng huyện Hiệp Hòa là động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của tỉnh

Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Hậu Giang: Xác định Châu Thành là vùng phát triển đô thị trọng tâm của tỉnh
Xem thêm

Phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng quận Long Biên

Quảng Ninh: Quy hoạch lấy chất lượng dân sinh làm trung tâm

Hà Nội: Thông qua chủ trương Quy hoạch phân khu thứ 7 đô thị Sóc Sơn

Thừa Thiên - Huế: Quy hoạch đô thị ven biển rộng 1.500ha

Top 10 Awards 2022: Kiến trúc lấy con người làm trung tâm

Công bố Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một đến năm 2040

Bình Định: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Mỹ đến năm 2035

Phù Cát (Bình Định): Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Cát Tiến đến năm 2035

Quảng Yên (Quảng Ninh): Điều chỉnh Quy hoạch chung có gì mới
Xem thêm