
Hà Nội: Kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai đối với mô hình du lịch nghỉ dưỡng farmstay
09/11/2020 22:21
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Theo đó, UBND Thành phố nhận được văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị kiểm tra, rà soát các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.
Về việc này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai đối với mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã…
UBND Thành phố cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đối với mô hình kinh doanh trên; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng đến chính quyền cơ sở và người dân để tránh xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong việc đầu tư, xây dựng, sử dụng đất để thực hiện mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng.
Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của mô hình farmstay. Thông tin phản ánh từ báo chí cho biết, farmstay là mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng. Hiện nay, mô hình này đang nở rộ với nhiều hình thức mới nhưng vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Trong khi đó, phần lớn các dự án farmstay có nguồn gốc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí là đất lấn chiếm. Do đó, cần sớm nghiên cứu để ban hành chính sách, điều chỉnh hoạt động, tránh các biến tướng tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh.
Từ phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, có giải pháp quản lý phù hợp.
Liên quan đến vấn đề này, ghi nhận từ khoảng giữa năm 2019, mô hình farmstay đã xuất hiện tại Hà Nội dưới hình thức bán đất trang trại nghỉ dưỡng, có nghĩa là một sản phẩm lai kết hợp giữa hai từ farm (nông trại) và homestay (khu lưu trú địa phương). Đây là mô hình đầu tư được các chủ đầu tư giới thiệu giúp sinh lợi từ việc khách hàng sở hữu nông trại và kinh doanh homestay.
Tùy vào mức độ đầu tư, khách hàng sẽ hưởng lợi ích từ mô hình trồng rau sạch có chuyển giao công nghệ hiện đại, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và chủ đầu tư với nông trại đó với một mức cam kết lợi nhuận nhất định mỗi năm.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, tại các địa phương du lịch như Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, chủ đầu tư đưa ra cam kết cho khách mua mức lợi nhuận 50 triệu đồng mỗi năm.
Một số khu vực khác như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh,.. cũng xuất hiện các dự án farmstay với lợi nhuận cam kết 15 - 20% mỗi năm.
Tại Hồ Tràm, Bình Châu, Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án farmstay G7 rộng 200ha bán mỗi nền đất hơn 1.000m2 với giá 1,5 - 1,7 triệu đồng/m2, người mua có thể xây nhà homestay và làm vườn. Khách mua được hưởng lợi nhuận lên đến 50 triệu đồng/năm từ chương trình đầu tư homestay phục vụ nghỉ dưỡng sinh thái, đồng thời thu lợi mỗi tháng từ nông sản trồng trên dự án.
Tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, dự án Lâm Đồng farmstay (tên gọi khác là Viking Farmstay) có diện tích 280ha được rao bán đất trang trại với giá 370 triệu đồng cho 5.050m2. Thông tin giới thiệu quảng cáo đưa ra các quyền lợi và cam kết như: khách hàng có quyền sở hữu và chuyển nhượng cho bên thứ 3, dự án có giấy chứng nhận 50 năm, ký hợp đồng hợp tác đầu tư giao đất 40 năm, hết 40 năm gia hạn lại và tái sử dụng theo dự án…
Cùng chuyên mục


Giữ nguyên mức án sơ thẩm với các lãnh đạo thành phố Phan Thiết liên quan đến sai phạm về đất đai

Xử lý dứt điểm tòa 8B Lê Trực: Bài học cho những vụ việc tồn đọng kéo dài

Thanh tra Bộ Xây dựng làm rõ những tồn tại của dự án Khu nhà ở Vĩnh Hà

Quảng Bình: Khởi tố lãnh đạo Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu Đồng Hới
Xem thêm

Hàng loạt sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Hòa Bình

Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra những “thiếu sót” tại một số dự án giao thông của tỉnh Hòa Bình

Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận về công tác quản lý Nhà nước ngành Xây dựng và một số dự án, đồ án của UBND tỉnh Hòa Bình

Ninh Thuận: Hàng loạt Công ty bất động sản trốn tránh việc kiểm tra kinh doanh

Sở Xây dựng Bắc Ninh thông tin về vụ tai nạn gây thương vong tại huyện Lương Tài

Thừa Thiên – Huế: Bắn pháo hoa trái phép tại sự kiện đón chào năm mới 2021

Bình Thuận: Bắt giam nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Phan Thiết

Khánh Hòa: Cưỡng chế loạt công trình sai phạm tại dự án Ocean View Nha Trang

Hải Phòng: “Phù phép” đất nông nghiệp thành đất ở, nhóm tội phạm bị phạt 13 năm 6 tháng tù

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm ngừng hoạt động bến thuyền du lịch của Công ty Cổ phần Vũng Tàu Marina
Tin bài cuối cùng
Tin đọc nhiều
-
“Phủi” đối tác, đại gia Sóc Trăng tự kê giá trị đầu tư?
-
Mỹ Hào (Hưng Yên): Chính quyền có buông lỏng việc quản lý đất đai?
-
An Giang: Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông bị “tố” thiếu trách nhiệm
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ai bảo vệ người dân tại dự án Sơn Thịnh 2?
-
Bài 1: Lát đá vỉa hè tại Hà Nội, dự kiến có “tuổi thọ 70 năm” nhưng vừa lát đã hỏng