Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

22/03/2023 15:18

(PL&XD) - Liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất, dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai ký Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 khẳng định, 05 hộ gia đình đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư và đề nghị Thành phố Hà Nội chấp thuận, sau đó Thành phố Hà Nội đã chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018. Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm không thực hiện theo văn bản chỉ đạo này. Ngược lại, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn lại ký Văn bản số 46/UBND-TNMT ngày 06/01/2023 khẳng định 01 trong 05 trường hợp nói trên là hộ ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.
Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau
Dù không thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội về bố trí căn hộ tái định cư, quận Bắc Từ Liêm vẫn thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, “đẩy” người dân ra đường (ảnh khu vực nhà ông Lê Văn Thanh trước khi cưỡng chế).

Sau khi đăng tải loạt bài liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất, bồi thường giải phòng mặt bằng tại Dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, ngày 14/3/2023, Báo điện tử Xây dựng nhận được Văn bản số 46/UBND-TNMT đề ngày 06/01/2023 của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc phúc đáp phản ánh của Báo điện tử Xây dựng liên quan đến nội dung báo đăng. Theo đó, UBND quận Bắc Từ Liêm cho rằng, dự án này phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng thuộc đối tượng thu hồi đất theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013. Việc xác định quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND, ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội.

Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn ký trái ngược với văn bản do bà Nguyễn Thị Nắng Mai ký.

Tại Văn bản số 46/UBND-TNMT do Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thường Sơn ký, khẳng định: “ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất theo Điều 82 Luật Đất đai 2013, nên không đủ điều kiện được bố trí tái định cư theo quy định tại Điều 7, Điều 26 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND, ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội và không đủ điều kiện được xét mua căn hộ chung cư tái định cư theo quy định tại Điều 27 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND, ngày 29/3/2017”.

Do vậy, quận này khẳng định: “ông Lê Văn Thanh và gia đình không được xét mua căn hộ chung cư nhà tái định cư trong quỹ căn hộ đã được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018”.

Lý do không thực hiện theo Văn bản số 6743/VP-ĐT, quận Bắc Từ Liêm cho rằng: Việc UBND Thành phố chấp thuận quỹ nhà tái định cư theo Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018 là để bố trí việc tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bố trí tái định cư hoặc được xét mua căn hộ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 7, Điều 26 và Điều 27 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND, ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội.

Đối chiếu Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 và Văn bản số 46/UBND-TNMT đề ngày 06/01/2023 của UBND quận Bắc Từ Liêm là trái ngược nhau hoàn toàn, hệ quả dẫn tới việc thu hồi đất, nhưng không cho người dân mua căn hộ tái định cư là trái chỉ đạo thành phố và trái với chính đề xuất của quận Bắc Từ Liêm, việc này cần được các cơ quan thanh tra làm rõ, xử lý trách nhiệm nghiêm túc.

Theo đó, tại Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 của UBND quận Bắc Từ Liêm do bà Nguyễn Thị Nắng Mai, Phó Chủ tịch ký có đoạn: “Trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), sau khi rà soát thẩm định hồ sơ các hộ gia đình nằm trong chỉ giới GPMB của dự án, căn cứ vào đề nghị của UBND các phường Cổ Nhuế 2 tại Văn bản số 1231/BC-UBND ngày 4/7/2018; phường Phú Diễn tại Văn bản số 392/UBND ngày 5/4/2018 về việc dự kiến tái định cư cho dự án. Đối chiếu với các quy định hiện hành, trong phạm vi dự án có 05 hộ gia đình cá nhân nằm trong GPMB phải thu hồi và di dời nhà cửa, không có nơi ở nào khác trên địa bàn phường”.

Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau
Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau
Văn bản đề xuất của quận Bắc Từ Liêm kèm theo danh sách 05 hộ dân đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.

“Theo quy định tại Điều 27 Quyết định 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội, quy định về việc giao đất, bán căn hộ chung cư đối với các trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở thì các hộ gia đình trong danh sách trên đủ điều kiện mua 05 căn hộ chung cư tái định cư có diện tích tối thiểu”.

Dẫn chứng như thế để thấy rằng, cùng 1 nội dung, 2 vị Phó Chủ tịch UBND quận ký văn bản với 2 nội dung trái ngược nhau. Cụ thể, tại văn bản do bà Nguyễn Thị Nắng Mai ký thì khẳng định, ông Lê Văn Thanh là 1 trong 5 hộ dân đủ điều kiện mua căn hộ chung cư tái định cư có diện tích tối thiểu; còn tại văn bản do ông Nguyễn Thường Sơn ký thì ông Lê Văn Thanh và gia đình không được xét mua căn hộ chung cư nhà tái định cư.

Có thể nhận định rằng, 1 trong 2 văn bản do vị 2 Phó Chủ tịch UBND quận nói trên ký có 1 văn bản đúng, 1 văn bản sai hoặc cả 2 cùng sai. Vậy đâu là văn bản sai, ai ký sai; việc ký sai đã đẩy người dân vào cảnh khốn khó, không nơi ăn chốn ở, phải có người chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cần có chỉ đạo làm rõ nội dung này để giữ niềm tin, uy tín với nhân dân.

Đáng nói, dù nội dung 2 vị Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký trái ngược nhau, nhưng đều có chung căn cứ pháp lý là theo quy định tài Điều 27 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND, ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội. Điều này còn đặt ra vấn đề về trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của 1 trong 2 vị Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm?.

Để làm rõ những mâu thuẫn nói trên, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội giao các cơ quan thanh tra vào cuộc kiểm tra toàn diện dự án này đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và Nhân dân cũng như làm rõ đúng sai, xử lý trách nhiệm người liên quan (nếu có).

Đỗ Lê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Công an quận Hoàng Mai phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng tại phường Hoàng Văn Thụ

Công an quận Hoàng Mai phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng tại phường Hoàng Văn Thụ

(PL&XD) - Công an quận Hoàng Mai vừa có Văn bản số 2157/CAHM-CSGT-TT phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng liên quan tới việc hàng nghìn m2 đất trên đường đôi Tân Mai (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) đang bị sử dụng sai mục đích, làm các bãi xe, sân bóng đá cỏ nhân tạo.
Ba Vì (Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động tại xã Ba Trại

Ba Vì (Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động tại xã Ba Trại

(PL&XD) – Hàng trăm hộ gia đình sống tại thôn 8, xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) đang phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng ồn phát ra từ trạm trộn bê tông không phép. Tuy nhiên, chính quyền UBND huyện Ba Vì và xã Ba Trại lại không có biện pháp xử lý dứt điểm khiến người dân vô cùng bức xúc.
Lương Tài (Bắc Ninh): Cần xử lý triệt để công trình xây dựng lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ Kênh Vàng

Lương Tài (Bắc Ninh): Cần xử lý triệt để công trình xây dựng lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ Kênh Vàng

(PL&XD) – Dù đã phát hiện công trình xây dựng nhà ở có hành vi lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi Kênh Vàng ngay từ khi san đất làm nền, song do sự buông lỏng quản lý, giám sát của chính quyền sở tại, công trình đến nay đã xây xong phần thô và chuẩn bị hoàn thiện mà chưa bị xử lý.

Xem thêm

Thừa Thiên - Huế: Dân tái định cư mỏi mòn chờ cấp điện, nước và sở hữu “sổ đỏ”

Thừa Thiên - Huế: Dân tái định cư mỏi mòn chờ cấp điện, nước và sở hữu “sổ đỏ”

(PL&XD) - Dự án đường cao tốc La Sơn - Túy Loan triển khai, UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) đã đầu tư khu dân cư mới ở thôn Hưng An (xã Xuân Lộc) để bố trí 12 gia đình đến ở, nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, đến nay đã 7 năm trôi qua, những hộ dân này vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải dùng nước giếng và không được cấp điện...
Công trình xây dựng trái phép trên đảo Hòn Rớ nằm giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên

Công trình xây dựng trái phép trên đảo Hòn Rớ nằm giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên

(PL&XD) - Nhiều năm nay, tại đảo Hòn Rớ nằm giữa khu vực chồng lấn địa giới hành chính của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên xuất hiện công trình xây dựng trái phép. Trong khi chính quyền thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang tập trung xử lý các công trình xây dựng trái phép trên đất liền thì công trình trên đảo Hòn Rớ như sự thách thức dư luận và pháp luật.
Hà Nội: Cần làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội: Cần làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

(PL&XD) - Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội như một vấn nạn xã hội, trong đó “nhiều con voi chui lọt lỗ kim” đã và đang gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận. Điển hình, tại quận Bắc Từ Liêm xảy ra nhiều tồn tại về trật tự xây dựng nhưng các cấp chính quyền xử lý chậm trễ, thiếu quyết liệt, không dứt điểm, thậm chí còn có dấu hiệu bao che, “chống lưng” cho sai phạm.
Thanh Hóa: Dự án nhà ở xã hội hơn 500 tỷ đồng thi công “rùa bò”

Thanh Hóa: Dự án nhà ở xã hội hơn 500 tỷ đồng thi công “rùa bò”

(PL&XD) - Nhiều người dân tại tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng vào Dự án nhà ở xã hội AMC I sẽ góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị, thêm sự lựa chọn an cư, ổn định cuộc sống, nhưng họ đã “vỡ mộng” khi dự án liên tục chậm tiến độ, bị chính quyền “tuýt còi”. Đến nay, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, lác đác vài hạng mục xây dựng dang dở…
Đắk Nông: Dự án Khu dân cư tổ dân phố 3, dàn “trâu sắt” náo loạn đường dân sinh

Đắk Nông: Dự án Khu dân cư tổ dân phố 3, dàn “trâu sắt” náo loạn đường dân sinh

(PL&XD) - Hàng trăm lượt xe chở đất san lấp thực hiện dự án Khu dân cư tập trung tổ dân phố 3, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), không che chắn, phủ bạt, chở đất vun thành thùng, ngông ngênh chạy bạt mạng trên đường dân sinh, khiến đất rơi vãi khắp mặt đường, bụi bặm ô nhiễm môi trường… nhưng không hề thấy bóng dáng của lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý?
Đồng Nai: Luật sư nói gì về việc kỷ luật Chủ tịch UBND xã Bình Hòa chậm trễ cấp GCNQSDĐ cho người dân làm nhà

Đồng Nai: Luật sư nói gì về việc kỷ luật Chủ tịch UBND xã Bình Hòa chậm trễ cấp GCNQSDĐ cho người dân làm nhà

(PL&XD) – Như PL&XD đã phản ánh, liên quan tới việc chậm trễ cấp GCNQSDĐ cho bà Hồ Thị Gái tại xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), ngày 22/11/2022 UBND huyện Vĩnh Cửu đã ra Kết luận số 2154/KL-UBND yêu cầu kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Bình Hòa và những cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, cho đến nay, gần 6 tháng kể từ khi kết luận được ban hành, việc kiểm điểm này vẫn chưa xong.
Bình Định: Những con số “bất nhất”, khó hiểu tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Allia Resort

Bình Định: Những con số “bất nhất”, khó hiểu tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Allia Resort

(PL&XD) – Theo Quyết định chủ trương đầu tư, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Allia Resort có vốn đầu tư 790 tỷ đồng, nhưng ngày tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án lại được công bố vốn đầu tư là 2.500 tỷ đồng. Cùng đó, hạng mục công trình hơn 200 phòng cũng không có trong giấy phép xây dựng được cấp.

Xem thêm

Xem phiên bản di động