
Hà Đông (Hà Nội): Cần làm rõ vì sao khu vực sông Đáy, nhà được cấp Giấy phép xây dựng nhà thì không?
13/04/2022 15:10
![]() |
UBND quận Hà Đông cần thông tin cụ thể việc cấp GPXD tại khu vực ven sông Đáy để người dân nắm được cụ thể, ổn định cuộc sống. |
Được biết, gia đình bà Phạm Thị Thu Trang là chủ sở hữu thửa đất số 217, tờ bản đồ 14, địa chỉ tại tổ dân phố Phượng Bãi, phường Biên Giang, quận Hà Đông (Hà Nội). Khi tiến hành các thủ tục xin GPXD thì được biết, thửa đất của gia đình bà nằm ở gần khu vực quy hoạch hành thoát lũ sông Đáy nên phải tuân thủ theo Luật Đê điều và 1 số văn bản liên quan.
Cụ thể, tại Văn bản số 1280/CCPCTT-QLĐĐ ngày 20/10/2021 của Chi cục Phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) xác định thửa đất nói trên của bà Trang có diện tích 30,1m2, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DC493864 do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp ngày 23/7/2021. Thửa đất nằm trong khu dân cư tập trung hiện có trên bãi sông, phía thượng lưu đê hữu Đáy mới (theo Quyết định 1821/QĐ-TTg ngày 7/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Văn bản số 1280 có nội dung: “Qua đối chiếu vị trí, diện tích thửa đất của gia đình bà Phạm Thị Thu Trang đang quản lý, sử dụng nêu trên nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ Sông Đáy (nằm ngoài phạm vi 500m bao gồm 2 bên bãi sông và lòng sông) và nằm ngoài hành lang bảo vệ đê hữu Đáy mới theo quy hoạch”.
Do thửa đất của hộ gia đình bà Phạm Thị Thu Trang nằm ở bãi sông Đáy, vì vậy việc quản lý, sử dụng phải tuân theo quy định về pháp luật đê điều, cụ thể: Theo quy định tại Quyết định 1821/QĐ-TTg ngày 7/10/2014 của Thủ tướng “…phần bãi sông ngoài phạm vi 500m được sử dụng theo quy định của Luật Đê điều, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ, chứa lũ”. Đồng thời phải đảm bảo an toàn trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy - Văn bản số 1280 của Chi cục Phòng, chống thiên tai nêu.
Cho đến nay, gia đình bà Trang chưa được cấp GPXD và chưa được cơ quan chức năng giải thích một cách thuyết phục. Bà Trang đồng ý với quan điểm của Nhà nước là nếu vướng vào hành lang thoát lũ thì không thể cấp GPXD, nhưng nhà bà lại nằm ngoài hành lang thoát lũ, tức là ngoài phạm vi 500m gồm 2 bên lòng sông, bãi sông đã được Chi cục Phòng chống thiên tai chỉ rõ. Đồng thời, bà Trang cũng đề nghị UBND quận Hà Đông cần phải thông tin cụ thể vì sao nhà bà không được cấp GPXD cho thửa đất nói trên.
Điều bà Trang và gia đình thắc mắc nhất đó là, tại sao ở gần khu vực nhà bà có trường hợp được cấp GPXD có thời hạn nhưng nhà bà lại không được cấp? Cụ thể như trường hợp của gia đình bà Phan Thị Thu Hà, có thửa đất 209, tờ bản đồ 14, tổ dân phố Phượng Bãi, phường Biên Giang, quận Hà Đông, Hà Nội được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn số 158, ngày 10/6/2021. Theo GPXD được cấp, diện tích xây dựng tầng 1 là 30,5m2, tổng diện tích sàn là 132,16m2 trong đó diện tích tum là 10,16m2. Chiều cao công trình là 15m, gồm 4 tầng 1 tum.
![]() |
Văn bản của UBND quận Hà Đông giao Phòng Quản lý đô thị yêu cầu cung cấp thông tin liên quan theo đề nghị của PL&XD. |
Bà Trang đặt câu hỏi đâu là sự khác biệt giữa trường hợp của gia đình bà và gia đình bà Phan Thị Thu Hà? Liệu có gì “khuất tất” trong trường hợp này hay không? Cơ quan chức năng quận Hà Đông có ưu ái cho bà Hà và gây khó dễ cho bà Trang hay không? Hiện, có bao nhiêu trường hợp giống như nhà bà Trang tại khu vực này?
Đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc của người dân, phóng viên PL&XD đã đặt nội dung làm việc và Giấy giới thiệu tại UBND quận Hà Đông và được UBND quận Hà Đông giao Phòng Quản lý đô thị cung cấp thông tin cho Báo Xây dựng và báo cáo kết quả về UBND quận trong tháng 3/2022 (theo Văn bản số 541/UBND-VP ngày 17/3/2022). Tuy nhiên, đến nay (ngày 13/4/2022) Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông vẫn “bặt vô âm tín”.
Đến nay, không hiểu vì sao Phòng Quản lý đô thị Hà Đông lại không thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND quận, chưa thông tin cho báo chí. Với cách làm việc như vậy, liệu người dân có thể hài lòng về chất lượng dịch vụ công của quận Hà Đông trong khi Thành phố Hà Nội luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ công?
Đề nghị UBND quận Hà Đông sớm có chỉ đạo các cơ quan cấp dưới kịp thời thông tin cụ thể để người dân được biết, tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, kéo dài.
PL&XD sẽ tiếp tục thông tin.Cùng chuyên mục


Thanh Xuân (Hà Nội): Hàng loạt chung cư cao tầng, phá vỡ quy hoạch đô thị

Kim Sơn (Ninh Bình): Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công trình các dự án Nông thôn mới?

Dự án Công viên, hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội chết lâm sàng đến bao giờ?

The Tropicana Garden 2, thế lực phân lô bán nền “bất khả xâm phạm” ở Lâm Đồng
Xem thêm

Văn Giang (Hưng Yên): Dự án 10 năm dậm chân tại chỗ, chính quyền “vô trách nhiệm” hay yếu kém?

Thuận Thành (Bắc Ninh): Lạ lùng trang trại chăn nuôi trong cụm công nghiệp

Hà Nam: Những dự án nghìn tỷ còn “chậm” đến bao giờ?

Kon Tum: Yêu cầu Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai và Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi hỗ trợ đền bù cho 62 hộ dân do xả lũ

Đông Anh (Hà Nội): Cần xử lý dứt điểm trạm trộn bê tông, bãi xe không phép trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc

Cần Thơ: Công ty Cổ phần Bất động sản Hưng Phát Land giả mạo thông tin?

Khánh Hoà: Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm và xử lý tình trạng phân lô, bán nền sau phản ánh của PL&XD

Khánh Hòa: Dự án san lấp và trồng cây xanh đường Võ Nguyên Giáp “gọt chân cho vừa giày”

Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An đề nghị công an hỗ trợ xác minh nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn bất thường

Dự Cam Ranh City Gate “đắp chiếu” nhiều năm nhưng vẫn huy động trái phiếu ngàn tỷ?
Xem thêm
Tin đọc nhiều
-
Kim Sơn (Ninh Bình): Ai chịu trách nhiệm về chất lượng công trình các dự án Nông thôn mới?
-
Công ty TNHH Bao bì Thanh Hải có “dấu hiệu” lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
-
Thanh Xuân (Hà Nội): Hàng loạt chung cư cao tầng, phá vỡ quy hoạch đô thị
-
The Tropicana Garden 2, thế lực phân lô bán nền “bất khả xâm phạm” ở Lâm Đồng
-
Dự án Công viên, hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội chết lâm sàng đến bao giờ?