Đồng bằng sông Cửu Long: Hàng trăm nghìn ha sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của El Nino

18/09/2023 15:21

(PLXD) – Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do ảnh hưởng của El Nino, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước ngọt, nguy cơ xâm nhập mặn đến sớm trong mùa khô 2023 – 2024.

(PLXD) – Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do ảnh hưởng của El Nino, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước ngọt, nguy cơ xâm nhập mặn đến sớm trong mùa khô 2023 – 2024.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hàng trăm nghìn ha sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của El Nino
Người dân Kiên Giang trên cánh đồng ảnh hưởng hạn mặn năm 2019-2020.

Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hơn 3,8 triệu ha lúa, tăng hơn 13 nghìn ha; năng suất ước đạt 62,8 tạ/ha, tăng hơn 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt gần 24 triệu tấn, tăng 416 nghìn tấn so với năm 2022. Xuất khẩu gạo đến nay đã đạt gần 6 triệu tấn, giá trị 3,17 tỷ USD, tăng 22% về khối lượng và tăng hơn 36% về giá trị so với cùng kỳ; giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 542 USD/tấn, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ lập kỷ lục.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng EL Nino, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Hiện nay, tại khu vực Bán đảo Cà Mau bắt đầu thực hiện vụ lúa – tôm có tổng diện tích khoảng 162.000-170.000ha. Dự kiến tháng 01/2024 sẽ thu hoạch lúa, sau đó thả tôm. Với dự báo mùa mưa kết thúc sớm, khả năng xảy ra thiếu nước khoảng trên diện tích 108.000ha (Kiên Giang 68.000ha, Cà Mau 40.000ha). Đây là vùng chủ yếu phải sử dụng nước mưa cho sản xuất.

Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, với trường hợp xâm nhập mặn như mùa khô 2015-2016, tại vùng ven biển có khả năng xảy ra thiếu nước, ảnh hưởng khoảng 66.000ha tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Còn cây ăn trái, xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng gần 43.300ha tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng. Các địa phương không bị ảnh hưởng trực tiếp của xâm nhập mặn cũng cần đề phòng hạn hán, thiếu nước. Dự báo nguồn nước cho sản xuất lúa Đông Xuân sẽ gặp nhiều khó khăn. Xuống giống sớm trong tháng 10 như lịch khuyến cáo trên sẽ có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng đã bị thiệt hại do hạn mặn mùa khô 2015-2016.

Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nạo vét kênh mương giữ nước.

Xâm nhập mặn đến sớm và sâu

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, đỉnh lũ đầu nguồn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay có khả năng xuất hiện vào nửa đầu tháng 10. Tại Tân Châu dao động ở mức 3,1-3,3m; tại Châu Đốc từ 2,8-2,9m. Nhìn chung, đỉnh lũ năm 2023 ở mức dưới báo động 1, thấp hơn đỉnh lũ năm 2022 và thấp hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm. Dự báo dung tích Biển Hồ (Campuchia) lớn nhất năm 2023 vào khoảng 25-30 tỷ m3, tương đương năm 2015 và thấp hơn năm 2019. Dòng chảy mùa kiệt năm 2023-2024 thuộc nhóm năm ít nước, diễn biến xâm nhập mặn khó lường, phụ thuộc vào vận hành của các hồ thủy điện trên lưu vực.

Các hồ thượng nguồn khả năng kéo dài tích nước đến cuối năm 2023, giai đoạn đầu mùa khô (12/2023-3/2024) có thể xả nước hạn chế, dòng chảy thấp làm tăng nguy cơ mặn xuất hiện sớm. Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số thời điểm tương đương mùa khô 2015-2016 và 2019-2020. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cảnh báo, do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa thiếu hụt ở hầu hết các nơi trên khu vực Nam Bộ cũng như khu vực trung và hạ lưu sông Mekong, đồng thời mức độ sử dụng nước trên khu vực thượng nguồn gia tăng nên khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023-2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Do vậy, cần có giải pháp ứng phó với tình hình xâm nhập mặn đến sớm và sâu hơn.

Quốc Vũ

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

(PLXD) - UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các huyện và thành phố trong tỉnh yêu cầu ngừng hoạt động đối với các trạm cân thu mua nông sản của tổ chức, hộ gia đình cá nhân khi chưa đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.
Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

(PLXD) - Sau 3 lần ký kết văn bản hợp tác và Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa tỉnh Kon Tum của Việt Nam và tỉnh Attapư của Lào đã tạo nên những thành tựu đáng chú ý. Với đường biên giới chung dài 75,169km và diện tích rừng khu vực biên giới lên đến 39.056ha, việc quản lý và bảo vệ rừng đã trở nên hiệu quả hơn, giảm bớt vi phạm lâm luật.

Xem thêm

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

(PLXD) - Ngày 17/10, tại Khách sạn Indochine, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum và Sở Nông lâm tỉnh Attapư, Lào đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 và ký kết Bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2025.
Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

(PLXD) – Nhằm nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024.
Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

(PLXD) - Trước nguy cơ vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh có khả năng gia tăng; mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nhiều nội dung cụ thể.

Xem thêm

Phiên bản di động