
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
01/02/2021 18:34
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam như sau: Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2 với diện tích 300ha tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Khu công nghiệp Phú Bình với diện tích 675ha tại xã Tân Hòa, xã Lương Phú và thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Các Khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 886/TTg-KTN ngày 12 tháng 6 năm 2014 không thay đổi.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2 và Khu công nghiệp Phú Bình; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; tuyệt đối không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Đồng thời, chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên xem xét thông qua và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung các Khu công nghiệp nêu trên trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2018 và điều chỉnh bổ sung theo Nghị quyết số 187/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2020 theo quy định của pháp luật về đất đai.
UBND tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tương ứng với chỉ tiêu diện tích đất Khu công nghiệp được điều chỉnh tại Văn bản số 1865/TTg-NN ngày 30 tháng 12 năm 2020 và Văn bản số 1866/TTg-NN ngày 30 tháng 12 năm 2020. Chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập, xây dựng Khu công nghiệp phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan.
Thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển Khu công nghiệp với các công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động trong Khu công nghiệp; có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động.
Cùng chuyên mục


Quảng Trị: Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị

Cần tháo điểm nghẽn chính sách nào để thị trường bất động sản có nhiều điều kiện phát triển?

Cần Thơ: Quy hoạch xây dựng góp phần thu hút đầu tư

Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
Xem thêm

Hải Dương phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại, quy mô kinh tế lớn

Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh mới

Hải Phòng: Xây dựng 67 công viên cây xanh, vườn hoa trong giai đoạn 2021-2025

Thái Nguyên: Năm 2021 cơ bản hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh

Hà Nội: 215.000 người dân và nhiều cơ quan sẽ được di dời khỏi nội đô lịch sử

Hà Nội: Công bố đồ án quy hoạch phân khu 4 quận nội đô lịch sử

Thái Nguyên: Quy hoạch để… tắc đường?

Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Đoan Bái - Lương Phong 1

Hà Nội: Phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ Đại lộ Thăng Long đi Yên Sơn (Quốc Oai)

Quảng Ninh: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040
Tin bài cuối cùng
Tin đọc nhiều
-
An Giang: Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông bị “tố” thiếu trách nhiệm
-
Mỹ Hào (Hưng Yên): Chính quyền có buông lỏng việc quản lý đất đai?
-
“Phủi” đối tác, đại gia Sóc Trăng tự kê giá trị đầu tư?
-
Bài 1: Lát đá vỉa hè tại Hà Nội, dự kiến có “tuổi thọ 70 năm” nhưng vừa lát đã hỏng
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ai bảo vệ người dân tại dự án Sơn Thịnh 2?