Để phát triển ĐBSCL bền vững và thịnh vượng

28/09/2021 16:11

(PL&XD) - Các điều kiện bất lợi về địa chất, địa chất thủy văn đang là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng tại khu vực ĐBSCL. Các hiện tượng như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, sụt lún nền đất, lũ lụt, hạn hán và nhiễm mặn xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân.
2024 23
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Với 13 tỉnh/thành phố, chiếm 12,3% diện tích toàn quốc, hiện ĐBSCL có 174 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng 32,5%. Trong đó, 857 cụm, tuyến dân cư, đã đảm bảo cho khoảng 191.000 hộ dân, với gần 1 triệu người dân vùng ngập lũ ĐBSCL được sống an toàn ổn định. Tất cả các tỉnh, thành trong vùng đã được lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng cho các đô thị làm cơ sở quản lý phát triển đô thị; 99% các xã đã được lập Quy hoạch chung xây dựng xã. Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 92%; tỷ lệ dân số được thu gom chất thải rắn sinh hoạt khá cao, toàn vùng trung bình đạt 86%.

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị toàn vùng được thu gom khoảng hơn 4.300 tấn/ngày, đạt khoảng 78% (tăng 3% so với năm 2017). Toàn vùng hiện có khoảng 10 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung đang hoạt động, tổng công suất thiết kế đáp ứng khoảng 30% lượng chất thải rắn phát sinh.

Theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, dân số toàn vùng khoảng 18 - 19 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5 - 7,5 triệu người, với tốc độ tăng bình quân 2,4% - 3,3%/năm; tương ứng tỷ lệ đô thị hóa 35 - 40%, đây là tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước; Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%. Nước thải đô thị được thu gom, xử lý trung bình đạt 40%. Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 100%.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội thế giới và cả nước biến động khó lường, cùng với các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất của khu vực, có thể thấy, việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị phải vượt qua nhiều thách thức.

Điều mà các chuyên gia ngành Xây dựng đặc biệt lưu ý là tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu mở rộng đất đô thị lớn, đòi hòi phải hoàn thiện chính sách, pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong khi đó, tại một số địa phương, công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch còn chưa nghiêm, chưa hiệu quả. Một số đô thị đang phải đối mặt với tình trạng không đồng bộ, quá tải về hạ tầng như: tình trạng thiếu kết nối, ùn tắc về giao thông, hệ thống cấp nước bị nhiễm mặn, thoát nước còn tình trạng ngập úng cục bộ, còn thiếu công trình xử lý nước thải, rác thải,...

Hệ thống giao thông trong vùng hiện đang được chú ý đầu tư phát triển, trong thời gian tới, các đường cao tốc kết nối từ TP.HCM về các tỉnh trong vùng sẽ được hoàn thiện. Điều này là yếu tố rất thuận lợi tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các địa phương cần phải có sự chuẩn bị trước phát triển hệ thống hạ tầng kết nối, tạo sự đồng bộ để quá trình phát triển được hài hòa và bền vững.

Nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển bền vững vùng ĐBSCL là rất lớn trong khi các nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách. Do đó, cần có các chính sách, hoạt động ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trong chiến lược phát triển đô thị của vùng ĐBSCL.

Làm được điều đó cũng có nghĩa thực hiện được mục tiêu đặt ra cho vùng ĐBSCL là phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á; kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ĐBSCL; chú trọng bảo vệ đất, nước và đặc biệt là con người.

Ngọc Lý

Theo

Có liên quan

Xem thêm

Không để đứt gãy nền kinh tế

Không để đứt gãy nền kinh tế

(PL&XD) - Người dân cả nước đang căng mình đối mặt với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng… Khi những bài học của đợt dịch trước còn hiển hiện thì lại thêm bao vấn đề phát sinh. Lần này, dịch họa tiềm ẩn những nguy hiểm và khốc liệt hơn với số lượng người nhiễm mới và tử vong tăng cao.
Nhìn trước những khó khăn

Nhìn trước những khó khăn

(PL&XD) - Dịch bệnh đang tác động tiêu cực và gây khó khăn (tiềm ẩn lạm phát, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA), thách thức cho phát triển những tháng cuối năm. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp để vượt qua thách thức trong những tháng cuối năm.
Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

Quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị cần sớm được quy định cụ thể bằng pháp luật

(PL&XD) - Việc xây dựng hệ thống công trình ngầm như hệ thống Tuynel kỹ thuật, hầm đi bộ, bãi xe ngầm, bể chứa nước ngầm, không gian thương mại, dịch vụ ngầm, tàu điện ngầm… là một nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa tăng hệ lụy để lại là tình trạng ách tách giao thông, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội

(PL&XD) - Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thủ đô đều có những ca lây nhiễm, xuất hiện các ổ dịch, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Chỉ thị số 17/CT-UBND “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống Covid-19” trong 15 ngày (từ ngày 24/7 đến hết ngày 07/8) theo Chỉ thị số16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.
Đô thị trong dịch bệnh

Đô thị trong dịch bệnh

(PL&XD) - Những diễn biến của đại dịch Covid - 19 thời gian qua cho thấy, đô thị là nơi dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, các chuỗi cung ứng về thực phẩm cho người dân là nơi dễ “bị tấn công” nhất.
Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

Chủ tịch SACA Lê Viết Hải: Nếu có đủ vắc-xin Việt Nam sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng nội trong năm nay

(PL&XD) - Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ những góc nhìn về câu chuyện làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình hết sức nguy cấp của đại dịch Covid-19. PL&XD xin trích nguyên văn phân tích, quan điểm và đề xuất kiến nghị đến bạn đọc.
Cần có luật về làm từ thiện

Cần có luật về làm từ thiện

(PL&XD) - Từ thiện là hoạt động xã hội mang tính nhân đạo cao cả theo truyền thống dân tộc tốt đẹp “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách” hay như “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Người Việt Nam giàu lòng yêu nước, thương người, luôn biết “nhường cơm xẻ áo” cho những số phận không may mắn, khốn khó, do thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo…
Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

Báo chí cách mạng, một “binh chủng” đặc biệt

(PL&XD) - Chặng đường Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người bôn ba trên các đại dương và nhiều quốc gia khám phá thế giới, sớm tiếp thu chủ nghĩa Lê - nin, trong đó có tư tưởng về báo chí. V.I. Lê-nin cho rằng:” Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, và “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”. Theo Lê-nin “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”…
Tài sản tinh thần vô giá

Tài sản tinh thần vô giá

(PL&XD) - Tháng 6 năm nay diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa lịch sử, trở thành di sản văn hóa, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc và đất nước. Đó là ngày Người ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911), Ngày Bác Hồ gửi thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi phụ lão “khua gậy đi trước” cùng con cháu xông ra đánh giặc Pháp, trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Người cao tuổi (06/6/1941), Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân thi đua yêu nước (11/6/1948). Bấy nhiêu sự kiện đủ kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh...
Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

(PL&XD) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

Xem thêm

Phiên bản di động