
Có hay không việc chậm triển khai dự án trụ sở đơn vị thành viên UDIC?
12/01/2022 16:05
![]() |
Phối cảnh tòa nhà B2 Yên Hòa. |
Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến dự án tại ô đất B2 Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) làm trụ sở đơn vị thành viên. Theo tìm hiểu được biết, ngày 21/4/2005, UDIC đã ký Hợp đồng thuê đất số 42-2005/TNMTNĐ-HĐTĐTN với Sở Tài nguyên và Môi trường thuê lô đất B2 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Theo Quyết định giao đất số 9700/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội giao Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC quản lý sử dụng lô đất B2 thuộc Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu Giấy làm trụ sở đơn vị thành viên. Thời hạn thuê đất là 30 năm kể từ ngày 1/7/2004. Thanh toán tiền thuê đất hàng năm. Tiền thuê được thay đổi khi Nhà nước hoặc Thành phố Hà Nội có quyết định thay đổi khung giá đất trên địa bàn.
Sau khi ký Hợp đồng, Tổng Công ty đã sử dụng lô đất B2 làm trụ sở cho các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty theo đúng chức năng Hợp đồng thuê đất. Ngày 22/10/2009, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 5455/QĐ-UBND về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Yên Hòa tại một số lô đất trong đó có lô đất B2. Sau khi điều chỉnh, lô đất B2 có diện tích 5.625m2, mật độ xây dựng 29,4%, cao 23 tầng và có chức năng xây dựng cơ quan, văn phòng.
Trao đổi với phóng viên PL&XD về thông tin chậm triển khai dự án tại lô đất B2 Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), lãnh đạo Tổng Công ty UDIC cho biết: Hiện nay, Tổng Công ty đã nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy hoạch đã được duyệt làm trụ sở Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Tổng Công ty đang trong quá trình hoàn thiện, bổ sung hồ sơ tài liệu cần thiết để phục vụ công tác thẩm định hồ sơ, trong đó có công tác sắp xếp đất đai theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP và Nghị định 67/2021/NĐ-CP. Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Tổng Công ty sẽ triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, thông tin cho rằng Tổng Công ty triển khai chậm tiến độ dự án là hoàn toàn không chính xác.
Lãnh đạo Tổng Công ty UDIC cũng cho biết thêm, tại ô đất B2, Tổng Công ty đang đề xuất dự án trụ sở, văn phòng theo đúng quy hoạch đã được duyệt để phục vụ làm trụ sở Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc, không phục vụ mục đích bán, chuyển nhượng. Do đó, thông tin cho rằng Tổng Công ty đang ôm hàng chờ đất lên giá, cũng như thông tin Tổng Công ty UDIC đang xin điều chỉnh quy hoạch đã được duyệt là không đúng thực tế. Tổng Công ty UDIC luôn cam kết thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Minh Anh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Trí Minh cho biết: “Theo Điều 8 của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công thì “Việc giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với nhà, đất sử dụng đúng mục đích được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê”. Đất được UDIC sử dụng đúng mục đích và Hợp đồng thuê đất của Tổng Công ty UDIC còn thời hạn tới tháng 7/2034, do đó việc Tổng Công ty UDIC đề xuất dự án xây dựng trụ sở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì trong trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai) thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”.
Anh Nguyễn Văn Quảng, một hộ dân sống gần lô đất B2 Yên Hòa bày tỏ quan điểm: “Tôi và nhiều người dân trong khu vực rất mong muốn các cơ quan chức năng sớm phê duyệt dự án Trụ sở văn phòng Tổng Công ty UDIC để hoàn chỉnh cảnh quan, mỹ quan của Khu đô thị Yên Hòa”.
![]() |
Hiện tại lô đất B2 đã được quây hàng rào tôn gọn gàng, bên trong không có hiện tượng tập kết vật liệu xây dựng, phế liệu. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong thời gian làm thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án, Tổng Công ty tiếp tục thuê đất với mục đích sử dụng làm trụ sở văn phòng xí nghiệp trực thuộc theo Hợp đồng thuê đất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của khu đất bao gồm tiền thuê đất, tiền thuế đất phi nông nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng quy định của Nhà nước (có chứng từ nộp tiền đầy đủ). Hiện tại lô đất B2 đã được quây hàng rào tôn gọn gàng, bên trong lô đất không có hiện tượng tập kết vật liệu xây dựng, phế liệu, rác thải ảnh hưởng tới môi trường. Trong quá trình sử dụng, Tổng Công ty luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh, môi trường tại lô đất. Tuy nhiên, theo thời gian một số hạng mục đã bị hư hỏng, xuống cấp, gây mất mỹ quan tại một số vị trí. Thời điểm phóng viên tìm hiểu, Tổng Công ty UDIC đã có kế hoạch tiến hành chỉnh trang lại những vị trí xuống cấp để tăng cường hơn nữa việc giữ vệ sinh, cảnh quan và bảo vệ lô đất.
Đặng Ngân
Cùng chuyên mục


Phân lô tách thửa “băm” nát Đảo Ngọc: Loạt sai phạm réo tên Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi

Quảng Xương (Thanh Hóa): Xây dựng nhà máy đốt rác gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Vì sao công trình sai phạm trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên tồn tại suốt 2 năm qua?

Thành phố Vinh (Nghệ An): Chính quyền có biết Dự án Trung tâm thương mại tại xã Nghi Phú xây dựng sai phép?
Xem thêm

Cầu Giấy (Hà Nội): Phường Nghĩa Tân có né tránh cung cấp thông tin cho báo chí?

Hồng Bàng (Hải Phòng): Cần sớm xử lý trạm trộn bê tông không phép ở phường Hùng Vương

Thái Bình: Biệt thự, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thái Bình: Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà kêu cứu

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Ngang nhiên san lấp, tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép trên 4.000m2 đất nông nghiệp

Khánh Hòa chỉ đạo xử lý sai phạm tại cơ sở sản xuất dăm gỗ của Công ty Cổ phần Sao Vàng

Khánh Hòa: Điểm dừng chân “khủng” được giao đất rừng để làm dự án

Bắc Ninh: Công ty Buwon Xây dựng nhà máy “chui”, xử lý hay hợp thức?

Cà Mau: Vì sao Dự án Trường Đại học Y dược với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng bị xử lý?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tại sao Công ty Đông Nam trúng liên tiếp hàng loạt gói thầu “khủng” với tỉ lệ tiết kiệm ngân sách thấp?
Xem thêm