
Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa phủ nhận việc doanh nghiệp “tố” Ban GPMB dùng 46 tỷ đồng để mua vàng
11/11/2022 18:08
![]() |
Mặt bằng Dự án Công viên nước phường Đông Hương. |
Năm 2015, Dự án Công viên nước phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa được UBND tỉnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án có sử dụng đất, tổng diện tích hơn 34.000m2. Đơn vị được giao thực hiện dự án là Liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ.
Để triển khai dự án, chủ đầu tư phải nộp kinh phí chi trả mặt bằng tổng số tiền trên 103 tỷ đồng. Đến thời điểm này, nhà đầu tư đã nộp 81 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng.
Ngày 17/8/2022, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu UBND thành phố khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư nộp số tiền giải phóng mặt bằng còn lại vào ngân sách Nhà nước theo hợp đồng đã ký giữa các bên. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND thành phố đã hai lần ra công văn đề nghị chủ đầu tư nộp số tiền còn thiếu (gần 22 tỷ đồng), thời hạn nộp trước 15/11/2022. Nếu hết thời hạn trên, nhà đầu tư chưa hoàn tất việc nộp tiền, thành phố không chịu trách nhiệm về việc chậm tiến độ của dự án.
Trước việc UBND thành phố ra công văn yêu cầu nộp nốt số tiền trên, ngày 7/11/2022, Liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc UBND thành phố yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm gần 22 tỷ đồng là không phù hợp. Vì tính cả số tiền nộp vào Cục Thuế tỉnh, nhà đầu tư đã nộp tổng cộng gần 135 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, vượt 7 tỷ so với số tiền phải nộp. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, làm rõ số tiền 81 tỷ đồng nhà đầu tư đã chuyển vào tài khoản của Ban GPMB mới quyết toán được 35 tỷ, còn 46 tỷ, năm 2017 Ban này đã dùng để mua vàng nhưng đến nay không chịu bán đi để dùng cho công tác giải phóng mặt bằng.
Cũng theo văn bản trên, Dự án Công viên nước phường Đông Hương đến nay chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, nhưng hàng năm nhà đầu tư vẫn nộp đầy đủ các loại thuế.
Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng về sự việc này, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Trịnh Huy Triều cho biết, việc giải phóng mặt bằng chậm là do nhiều nguyên nhân. Đồng thời khẳng định, hoàn toàn không có việc Ban GPMB dùng 46 tỷ đồng của nhà đầu tư để mua vàng. Trả lời về việc, liệu UBND thành phố có đề nghị cơ quan Công an vào cuộc, xác minh làm rõ thông tin này, ông Triều cho rằng việc mời Công an lúc này là chưa thật sự cần thiết.
Đào Nguyên
Cùng chuyên mục


Thạch Thành (Thanh Hóa): Công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp tháo dỡ cho có lệ?

Kiên Giang: Liệu UBND tỉnh có thực hiện quy hoạch cấp nước?

Hoàn Kiếm (Hà Nội): Người dân phản ánh công trình số 32 Nguyễn Hữu Huân vi phạm trật tự xây dựng nhưng không bị xử lý

Bài 2: Đề nghị “giải cứu” khi hoạt động không phép
Xem thêm

Bài 1: Ngang nhiên hoạt động không có trong quy hoạch, giấy phép hết hạn

Ea Kar (Đắk Lắk): Ngôi nhà “mọc” trên núi, các cơ quan chức năng nói gì?

Hoàng Mai (Hà Nội): Chính quyền phường Lĩnh Nam “than khó” khi xử lý vi phạm

Khánh Hòa: Liên quan đến bài viết “Người dân bức xúc, phản đối quy hoạch sử dụng đất của huyện Vạn Ninh đến năm 2030”, UBND huyện phản hồi thế nào?

Vụ người dân tố mỏ đá của Công ty Sơn Hiệp Phú nổ mìn làm nứt nhà: Giám đốc công ty nói mỏ đá của con nguyên Bí thư Huyện ủy làm Chủ tịch HĐQT

Vụ người dân tố mỏ đá của Công ty Sơn Hiệp Phú nổ mìn làm nứt nhà ở Quảng Nam: Chính quyền xã Quế Hiệp không báo cáo đến huyện

Phú Bình (Thái Nguyên): Dự án chưa bàn giao đã xuống cấp, chủ đầu tư, nhà thầu nói gì về chất lượng công trình?

Quảng Nam: Người dân tố mỏ đá của Công ty Sơn Hiệp Phú nổ mìn làm nứt nhà

Trà Vinh: Bắt giám sát công trình trộm 12 tấn sắt

Thái Bình: Cần có lối đi vào cho người dân xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà
Xem thêm