Cần Thơ: Tìm giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

15/09/2023 23:43

(PLXD - Chiều 15/9, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Kinh tế thường niên thành phố Cần Thơ năm 2023 với chủ đề: “Vai trò và giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

(PLXD - Chiều 15/9, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Kinh tế thường niên thành phố Cần Thơ năm 2023 với chủ đề: “Vai trò và giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Cần Thơ: Tìm giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
Chủ tịch UBND thành phố Trần Việt Trường phát biểu tại Diễn đàn.

Tại Diễn đàn, các diễn giả đã bàn luận các vấn đề như: Thực trạng và vai trò của liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); Giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả, phát huy vai trò của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL khi đi vào thực tiễn tại thành phố Cần Thơ.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: “Hàng năm, Cần Thơ đóng góp khoảng 1,47% GDP cả nước, khoảng 3,24% GRDP của 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương và khoảng 9,45% GRDP của vùng ĐBSCL. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 74,50 triệu đồng, gấp 7,1 lần so năm 2005; cao hơn so với GDP bình quân đầu người cả nước 64,49 triệu đồng, đứng vị trí thứ 5 so với các thành phố lớn trực thuộc Trung ương và trong tốp đầu vùng ĐBSCL. Kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố Cần Thơ trong mối liên kết vùng…”.

Chủ tịch Trần Việt Trường kỳ vọng việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ (Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, được Quốc hội thông qua ngày 11/01/2022).

Trung tâm được xây dựng với định hướng chiến lược trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, với vai trò liên kết nguồn lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của cả vùng ĐBSCL. Việc hình thành Trung tâm tại thành phố Cần Thơ với mục tiêu “Một điểm đến đa dịch vụ”, có vai trò gắn kết 3 nhà: Nhà nông - Nhà sản xuất - Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Đồng thời, Trung tâm sẽ tập hợp các nguồn lực có khả năng tham gia giải quyết những bài toán lớn của vùng như: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế; Vấn đề logistics hậu cần; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Sự đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thế và lực để thành phố Cần Thơ thực hiện vai trò là cực kết nối giữa các tỉnh vùng ĐBSCL, kết nối với các nước tiểu vùng sông Mekong, đây là một hướng đi mới cho thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ cho rằng: “Kỳ vọng kết quả đóng góp của Diễn đàn là nhận dạng xu thế và tầm quan trọng của Trung tâm tại vùng ĐBSCL trong đóng góp phát triển kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL. Hiến kế giải pháp khả thi tổ chức triển khai Trung tâm được phê duyệt nhất là giải quyết điểm nghẽn của vùng về khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, kết nối hạ tầng giao thông, logistics, giải phòng mặt bằng, tái định cư… phục vụ cho Trung tâm. Trao đổi, phát hiện các vấn đề cần thiết khác và các giải pháp có thể làm ngay trong quá trình đợi phê duyệt và thực hiện các bước triển khai Đề án…”.

Theo các chuyên gia, điểm nghẽn lơn nhất hiện nay của nông sản hàng hóa tại ĐBSCL là hạ tầng giao thông, logistics. Theo Ths. Nguyễn Thắng Lợi, Trưởng Ban nghiên cứu - Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho biết, ĐBSCL đối mặt với nhiều thách thức. Hiện nay, chỉ có 3/13 tỉnh thành vùng ĐBSCL có kho lạnh thương mại là Long An, Hậu Giang, Cần Thơ. Tỷ lệ hao hụt nông thủy sản trong quá trình vận chuyển, xử lý và bảo quản 14% (vận tải 10%, kho 2%, xử lý 2%).

Theo Ths. Nguyễn Thắng Lợi, muốn tháo gỡ điểm nghẽn này, phải: Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải ưu tiên kết nối với các vùng nguyên liệu ĐBSCL. Tăng cường vận tải đa phương thức và phát triển dịch vụ vận tải hàng không air cargo để tăng shelf-life cho hàng nông sản xuất khẩu. Đầu tư hệ thống nhà kho đáp ứng nhu cầu lưu giữ kết hợp với đóng gói hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hướng tới kết nối khu vực. Hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics, tập trung vào mặt hàng nông sản.

Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam đề xuất: Thiết kế mô hình chuỗi dịch vụ logistics nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu; Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics ĐBSCL đối với hàng nông sản đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045; Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ sinh thái logistics ĐBSCL theo hướng bền vững và liên kết với chuỗi cung ứng nông sản.

Cần Thơ: Tìm giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
Các diễn giả chia sẻ thực trạng và vai trò của liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiềm năng thế mạnh vùng ĐBSCL từ lâu nay vẫn là rau quả. Tuy nhiên, thị trường rau quả vẫn bấp bênh. Điệp khúc “trúng mùa mất giá, thất mùa được giá” và chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vẫn chưa bền vững. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho rằng, vai trò kết nối trong mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ĐBSCL là rất cần thiết. “Kết nối là tồn tại trong mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Không kết nối là tự mình cắt đứt liên kết với các thành viên trong chuỗi hoặc bị các thành viên trong chuỗi cắt đứt liên kết. Như vậy, doanh nghiệp coi như không tồn tại và bị loại bỏ ra khỏi chuỗi. Thực tế hiện nay, liên kết này vẫn xảy ra tình trạng đứt gãy khi thị trường biến động. Có lúc người sản xuất/nông dân hợp tác xã vi phạm bẻ gãy cam kết không giao hàng. Có lúc doanh nghiệp bẻ gãy cam kết không nhận hàng. Những trường hợp như vậy đều dẫn đến chuỗi liên kết không thể tồn tại.

Kết nối có tác dụng làm tăng quy mô của các chủ thế, từ nhỏ thành lớn. Trong chuỗi liên kết nhiều chủ thể kết nối thành một chủ thể mới vững chắc hơn các chủ thể riêng lẻ. Kết nối sẽ mở ra môi trường hoạt động lớn hơn. Trong giai đoạn giao thương quốc tế sự kết nối vượt biên giới quốc gia giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới tạo ra môi trường giao thương rộng lớn cho các doanh nghiệp nói chung và ĐBSCL nói riêng…”, ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Huỳnh Biển

Theo

Có liên quan

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

Kon Tum: Yêu cầu dừng hoạt động trạm cân trái phép

(PLXD) - UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các huyện và thành phố trong tỉnh yêu cầu ngừng hoạt động đối với các trạm cân thu mua nông sản của tổ chức, hộ gia đình cá nhân khi chưa đủ các điều kiện hoạt động theo quy định.
Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

Hợp tác hiệu quả giữa Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) trong quản lý rừng biên giới

(PLXD) - Sau 3 lần ký kết văn bản hợp tác và Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa tỉnh Kon Tum của Việt Nam và tỉnh Attapư của Lào đã tạo nên những thành tựu đáng chú ý. Với đường biên giới chung dài 75,169km và diện tích rừng khu vực biên giới lên đến 39.056ha, việc quản lý và bảo vệ rừng đã trở nên hiệu quả hơn, giảm bớt vi phạm lâm luật.

Xem thêm

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

Hợp tác biên giới giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào) trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

(PLXD) - Ngày 17/10, tại Khách sạn Indochine, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum và Sở Nông lâm tỉnh Attapư, Lào đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023 và ký kết Bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2025.
Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

Bắc Giang: Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024

(PLXD) – Nhằm nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng và tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023 - 2024.
Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Thái Nguyên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

(PLXD) - Trước nguy cơ vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh có khả năng gia tăng; mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nhiều nội dung cụ thể.

Xem thêm

Phiên bản di động