Cần cụ thể hóa “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” trong Luật Đất đai (sửa đổi)

16/03/2023 16:42

(PL&XD) - So với Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định về “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” (Điều 133, 134). Đây là điểm mới của Dự thảo bởi theo Luật Đất đai năm 2013 và Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 175), người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất.
Cần cụ thể hóa “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không” trong Luật Đất đai (sửa đổi)
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh phát biểu tại Hội thảo góp ý xây dựng Luật Đất đai sửa đổi do Viện nghiên cứu lập pháp tổ chức.

Chế độ sử dụng đất xây dựng đối với công trình trên không, công trình ngầm đã được đề cập tại Luật Đất đai năm 2013, tuy nhiên mới dừng lại ở những quy định chung mang tính nguyên tắc. Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích:...Quy định chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm...”. Đây là cơ sở để xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không nhằm mở rộng quỹ đất, tăng hiệu quả sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh...

Theo Luật Đất đai hiện nay, phạm vi sử dụng không gian của người sử dụng đất là rất rộng, có toàn quyền khai thác, sử dụng khoảng không gian bên trên, trong lòng đất và chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp. Như vậy trên một thửa đất, ở cùng một thời điểm chỉ có một chủ thể khai thác, sử dụng, dẫn đến bất cập trong việc tận dụng tối đa nguồn lực đất đai.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) nhận định: Chúng ta cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý không gian ngầm như xây dựng Luật về Quản lý không gian ngầm; bổ sung nội dung quy hoạch không gian ngầm trong Luật Quy hoạch đô thị và các hướng dẫn Luật; Luật Dân sự liên quan đến sở hữu tài sản; Luật Đường sắt liên quan đến phạm vị bảo vệ và hành lang an toàn; sửa đổi một số Nghị định và Thông tư hướng dẫn có liên quan. Từ đó, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch, thi công xây dựng, bảo trì công trình ngầm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công trình ngầm, cơ sở dữ liệu cấu trúc nền địa chất đô thị phục vụ xây dụng công trình ngầm…

“Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung liên quan về sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm hay quản lý không gian ngầm đã được bổ sung khá cụ thể. Tuy nhiên, do quản lý đất đai và sử dụng không gian dưới đất để xây dựng và quản lý là khá mới nên một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm như quyền được sử dụng đất đến độ sâu bao nhiêu; quyền sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm giữa các chủ thể tham gia (ở các tầng không gian ngầm - mức độ sâu khác nhau); việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm; quan hệ giữa người sử dụng đất trên mặt đất và người sử dụng đất dưới mặt đất, việc thu hồi, bồi thường để xây dựng công trình ngầm…”, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến nêu quan điểm.

Theo chuyên gia pháp lý độc lập Nguyễn Văn Đỉnh: Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm “quyền bề mặt”: “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác” (Điều 267);

Luật Đất đai năm 2013 ban hành trước Bộ Luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định về quyền bề mặt. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay đã quy định về “quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không”. Cụ thể đã quy định về đăng ký lần đầu và đăng ký biến động với quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không (Điều 133 và Điều 134); đã có quy định về không gian sử dụng đất “Người sử dụng đất theo quy định của Luật này được Nhà nước xác định không gian sử dụng đất, bao gồm độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về kiến trúc”.

Đối với phạm vi ngoài phần không gian sử dụng đất đã xác định cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn với phần không gian đó cho người sử dụng đất khác có nhu cầu để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” (Điều 207). Tuy nhiên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn chưa trực tiếp sử dụng cụm từ “Quyền bề mặt” nên chưa thực sự bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh kiến nghị, Dự thảo cần trực tiếp sử dụng cụm từ "Quyền bề mặt" đã được quy định về nguyên tắc tại Bộ Luật Dân sự và quy định cụ thể hơn để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Việc cụ thể hóa “quyền bề mặt” trong Luật Đất đai cũng giúp tháo gỡ vướng mắc cho các trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu trả tiền để sử dụng đất trên không (xây công trình trên khoảng không gian phía trên bề mặt đất) hoặc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm...

Ngoài ra, Điều 207 Dự thảo quy định: “Đối với phạm vi ngoài phần không gian sử dụng đất đã xác định cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn với phần không gian đó cho người sử dụng đất khác có nhu cầu để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không...”.

“Cách tiếp cận” giao đất, cho thuê đất gắn với phần không gian đó cho người sử dụng đất khác có nhu cầu để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không sẽ dẫn đến trên cùng một khu đất có 2 hoặc nhiều chủ thể cùng có quyền sử dụng đất. Chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh kiến nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận theo hướng quyền bề mặt sẽ đảm bảo tính khoa học: Một chủ thể có quyền sử dụng đất, những chủ thể khác chỉ có quyền bề mặt đối với thửa đất.

Việc cụ thể hóa quyền bề mặt trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn giúp giải quyết các bất cập khác, chẳng hạn về đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản. Điểm d, khoản 3 Điều 196 Dự thảo quy định: “Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt”. Dự thảo chưa quy định rõ nếu không thuê đất mặt thì có phải thuê đất ở tầng ngầm không.

Cần nhấn mạnh rằng, Điều 207 Dự thảo chỉ quy định về thuê phần đất ngầm, đất trên không để xây dựng công trình mà không có quy định thuê đất ngầm, đất trên không cho mục đích khác, bao gồm thăm dò, khai thác khoáng sản. Cách tiếp cận theo hướng quyền bề mặt sẽ giải quyết vướng mắc trên bởi Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác...”. Như vậy, chủ thể quyền bề mặt có quyền năng rộng hơn, bao gồm sử dụng khoảng không gian trong lòng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản, không giới hạn ở mục đích xây dựng công trình ngầm.

Chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh kiến nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung cụm từ “quyền bề mặt” và cụ thể hóa khái niệm, căn cứ xác lập, hiệu lực, thời hạn, nội dung, chuyển giao, chấm dứt... quyền bề mặt trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Mai Thu

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khởi tố vụ án gần 500 căn biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai

Khởi tố vụ án gần 500 căn biệt thự xây trái phép ở Đồng Nai

(PL&XD) - Ngày 29/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đã khởi tố vụ án hình sự Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, để tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm tại dự án khu dân cư Tân Thịnh thuộc xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, do Công ty cổ phần đầu tư LDG làm chủ đầu tư.
Vụ Giám đốc Công ty bị hành hung khi đi đòi tiền thi công công trình: Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ vụ việc qua Viện Kiểm sát nhân dân

Vụ Giám đốc Công ty bị hành hung khi đi đòi tiền thi công công trình: Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ vụ việc qua Viện Kiểm sát nhân dân

(PL&XD) - Như đã đưa tin vụ việc ông Phạm Cườm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cường Lộc Thịnh có trụ sở tại Đà Nẵng cùng lái xe là ông Nguyễn Hữu Vinh đến công trình dự án chợ Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) gặp ông Nguyễn Huy Hải để giải quyết vấn đề còn lại của hợp đồng. Tại đây, ông Cườm và ông Vinh bị hành hung phải đi nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện cơ quan Công an đã xác định vụ việc ẩu đả, đánh nhau tại công trình chợ truyền thống Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) có dấu hiệu của hành vi cố ý gây thương tích. Cơ quan điều tra cũng đã chuyển hồ sơ vụ việc qua Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Thanh tra Chính phủ sẽ làm việc liên quan đến đầu tư dự án thủy điện Sông Tranh 3 và Sông Tranh 4

Thanh tra Chính phủ sẽ làm việc liên quan đến đầu tư dự án thủy điện Sông Tranh 3 và Sông Tranh 4

(PL&XD) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo đến các đơn vị liên quan về lịch làm việc Đoàn Thanh tra Chính phủ. Theo đó, thời gian làm việc là từ 29/5 đến 31/5, thu thập tài liệu có liên quan về đất đai, khoáng sản, đầu tư công giai đoạn 2016-2021. Đây là lịch làm việc lần thứ 5 của Thanh tra Chính phủ tại tỉnh Quảng Nam.
Tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

(PL&XD) - Thời gian qua, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội quan tâm triển khai đồng bộ và đạt kết quả bước đầu tích cực, kịp thời phát hiện, kiến nghị bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật.

Xem thêm

Đà Nẵng: Hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản của các công ty liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ

Đà Nẵng: Hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản của các công ty liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ

(PL&XD) - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ký văn bản gửi các Sở, ban, ngành phối hợp thực hiện liên quan đến công văn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an (C01) về việc hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường của các công ty liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ theo công văn của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an.
Đại Hà (Kiến Thụy): Cần nghiêm túc thực hiện Kết luận Thanh tra

Đại Hà (Kiến Thụy): Cần nghiêm túc thực hiện Kết luận Thanh tra

(PL&XD) – Tại Thông báo số 98/TB-TTrSXD của Sở Xây dựng Hải Phòng (Thanh tra Sở) đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện khắc phục hậu quả, xử lý tồn tại trật tự xây dựng tại Dự án Chợ tổng hợp xã Đại Hà, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng.
Đắk Lắk: Đề nghị kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc giao đất cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá

Đắk Lắk: Đề nghị kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc giao đất cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá

(PL&XD) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy ra thông báo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư, liên quan đến sai phạm tại một số dự án đầu tư ngoài ngân sách: Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ Việt

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ Việt

(PL&XD) - Quá trình làm việc, kiểm tra, xác minh, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện hàng loạt vi phạm ở Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương) của Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ Việt, đồng thời kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu công ty thực hiện các biện pháp khắc phục.
Bình Định: Xử lý 158 ngôi nhà xây dựng lấn chiếm trên núi Suối Trầu

Bình Định: Xử lý 158 ngôi nhà xây dựng lấn chiếm trên núi Suối Trầu

(PL&XD) - Theo báo cáo của Thanh Tra Sở Xây dựng Bình Định, có 158 ngôi nhà xây dựng lấn chiếm đất đai tại tổ 49, khu vực 5, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn. Nguồn gốc đất của các ngôi nhà này là đất đồi núi các hộ dân tự chiếm đất xây dựng nhà ở trái phép, mua bán, sang nhượng bằng giấy tờ viết tay qua nhiều người dân.
Đắk Nông: Vụ sai phạm cấp 65 sổ đỏ, khởi tố thêm 2 bị can

Đắk Nông: Vụ sai phạm cấp 65 sổ đỏ, khởi tố thêm 2 bị can

(PL&XD) - Liên quan đến sai phạm trong việc cấp 65 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố thêm 2 bị can về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm

Xem phiên bản di động