
Bài 31: Nghịch lý tại Ninh Bình - người dân vẫn “khát” khi sống cạnh những công trình nước sạch tiền tỷ
04/07/2022 22:30
![]() |
Công trình nước sạch ở xã Gia Minh sau nhiều năm bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. |
Tại xã Gia Minh, huyện Gia Viễn, mặc dù phần lớn người dân trong xã đã được tiếp cận với nước sạch, tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn 29 hộ dân thuộc xóm Lò nằm ở khu vực ngoài đê vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Trong khi chỉ cách đó khoảng 1,5km lại là công trình nước sạch bị bỏ hoang suốt nhiều năm.
Chị Phạm Thị Nga, người dân xóm Lò, xã Gia Minh cho biết: Nhiều năm trước, người dân trong xóm đã bỏ tiền để đấu nối nguồn nước sạch từ xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn về sử dụng, nhưng 3 năm trở lại đây, do đường ống bị hư hỏng nên mất nước liên tục. Nếu bây giờ chuyển sang dẫn nước từ trung tâm xã vào thì quá xa, bà con không thể đủ điều kiện kinh tế. Trong khi nguồn nước giếng khoan thì đục, nhiễm phèn, muốn sử dụng phải xây dựng hệ thống bể lọc cũng rất tốn kém. Chưa kể nguồn nước giếng khoan cũng chỉ đủ dùng để giặt giũ quần áo và tắm rửa hàng ngày nên sử dụng cũng phải rất tiết kiệm.
Hầu hết, các gia đình ở đây đều sử dụng nước mưa là nguồn cấp nước chính để nấu ăn và đun sôi để uống. Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu hết phải mua nước đóng bình về phục vụ ăn uống nên mỗi tháng cũng phải mất thêm vài trăm nghìn tiền nước, chị Nga cho biết thêm.
![]() |
Hiện có rất nhiều công trình nước sạch ở vùng nông thôn của tỉnh Ninh Bình đang trong tình trạng bị hư hỏng hoặc bỏ hoang. |
Cùng chung cảnh “khát” nước sạch, hiện có hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Cao Thắng, xã Đức Long, huyện Nho Quan cũng đang vô cùng khó khăn khi chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung.
Nhiều người dân thôn Cao Thắng chia sẻ: Chúng tôi vẫn đang mong mỏi từng ngày để được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ các công trình cấp nước tập trung vừa đảm bảo vệ sinh vừa cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân thường xuyên kiến nghị với các cấp chính quyền nhưng đến nay bài toán “khát” nước sạch ở đây vẫn chưa được giải quyết.
![]() |
Nhiều công trình nước sạch được đầu tư cả tỷ hoặc chục tỷ đồng nhưng bị “đắp chiếu” gây lãng phí rất lớn. |
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 109 công trình cấp nước tập trung, trong đó có 69 công trình đang hoạt động, số còn lại đang trong tình trạng bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện miền núi Nho Quan hiện nay có hơn 20 công trình, trạm cấp nước sạch bị hư hỏng, bỏ hoang tại các xã Lạng Phong, Quảng Lạc, Yên Quang, Phú Long, Quỳnh Lưu, Văn Phong, Cúc Phương, Kỳ Phú, Đức Long, Thạch Bình...
Trong số các công trình đang bị bỏ hoang, ngoài những công trình có quy mô nhỏ, cấp nước cho nhóm hộ gia đình được đầu tư xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn UNICEF tài trợ thì cũng có không ít những công trình quy mô toàn xã, công suất thiết kế hàng nghìn m3/ngày đêm, với số vốn đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng cũng bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí. Có thể kể đến như công trình cấp nước sạch tập trung tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, được xây dựng và đi vào cấp nước cách đây hơn 10 năm nhưng cũng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn sau đó thì dừng hẳn.
![]() |
Nhiều khu dân cư gần với nhà máy nước nhưng vẫn “khát” nước sạch. |
Theo lãnh đạo xã Quảng Lạc, nguyên nhân của vấn đề này là do địa bàn xã quá rộng, dân cư lại sống thưa thớt nên tỉ lệ thất thoát nước cao. Hơn nữa, ở vùng này, hầu như quen với việc sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày nên tỉ lệ dùng nước máy thấp, lượng nước sử dụng ít. Vì vậy, nguồn thu của nhà máy không đủ để bù lại chi phí vận hành, duy tu, sửa chữa nên nhà máy đã dừng hoạt động từ nhiều năm nay.
Cùng cảnh “đắp chiếu” là công trình cấp nước sạch tập trung tại thị trấn Me, huyện Gia Viễn được đầu tư cả chục tỷ đồng để xây dựng và đã hoàn thiện đến 95%, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà công trình này lại bỏ hoang từ nhiều năm nay và không thấy động thái tái khởi động dự án này.
Việc nhiều công trình nước bị bỏ hoang, hoặc đầu tư xây dựng dở dang đã và đang làm lãng phí không ít nguồn vốn ngân sách mà mục tiêu đầu tư lại không hề đạt được khiến dư luận nhân dân không khỏi bất bình. Chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình, các ngành chức năng của tỉnh chịu trách nhiệm gì về tình trạng thất thoát lãng phí này? Các ngành chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ.
Cùng chuyên mục

Bài 36: Nhiều khu tái định cư khang trang tại Thừa Thiên - Huế bị… bỏ hoang

Dự án cải tạo kênh A41 sân bay Tân Sơn Nhất: Dân bức xúc vì lệch tim kênh và vỉa hè quá rộng

Yên Mô (Ninh Bình): Dân bức xúc vì trang trại lợn gây ô nhiễm

Ninh Bình: Nhếch nhác Cảng ICD Phúc Lộc trên 900 tỷ đồng

Vĩnh Phúc: Gần 10 năm, trạm trộn bê tông Tuổi Trẻ xả thải ra môi trường, lấn chiếm lối đi của người dân
Xem thêm

Khu đô thị Ciputra vừa mưa đã ngập lụt nặng, dân kêu trời, trách nhiệm thuộc về ai?

Thanh Sơn (Phú Thọ): Trạm trộn bê tông Tiến Hải hoạt động không phép thách thức pháp luật

Liên minh HTX Việt Nam: Dùng trụ sở cơ quan ở miền Trung để… nuôi yến

Sơn Tây (Hà Nội): Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất đai tại xã Sơn Đông

Phú Thọ: Mỏ đá Chiến Thắng nổ mìn khiến nhà dân bị nứt

Lạng Sơn: Công ty Tân Việt Bắc chiếm gần 10.000m2 đất nông nghiệp tại Dự án Nhà máy thủy điện Tràng Định 2

Khách hàng căng băng rôn cầu cứu vì liên quan đến giao nền – sổ hồng sau hai thập kỷ

Hai Bà Trưng (Hà Nội): Có hay không việc sửa chữa, nâng tầng công trình xây dựng không có giấy phép tại phường Đồng Tâm?

Dự án Charm City: Chủ đầu tư ép khách hàng nhận nhà khi chưa đủ điều kiện

Khánh Hòa: Công ty TNHH Du lịch Trí Nguyên – Nha Trang chặt phá rừng nguyên sinh để thi công dự án
Xem thêm
Tin đọc nhiều
-
Sơn Tây (Hà Nội): Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất đai tại xã Sơn Đông
-
Thanh Sơn (Phú Thọ): Trạm trộn bê tông Tiến Hải hoạt động không phép thách thức pháp luật
-
Phú Thọ: Mỏ đá Chiến Thắng nổ mìn khiến nhà dân bị nứt
-
Lạng Sơn: Công ty Tân Việt Bắc chiếm gần 10.000m2 đất nông nghiệp tại Dự án Nhà máy thủy điện Tràng Định 2
-
Khách hàng căng băng rôn cầu cứu vì liên quan đến giao nền – sổ hồng sau hai thập kỷ