Quảng Ninh: Xử lý rác thải đô thị còn lắm gian truân

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh

21/01/2023 12:17

(PL&XD) - Ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão, lượng rác trong mỗi hộ gia đình thải ra nhiều, người dân thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lại nhớ lại ngày cả đô thị kinh hoàng bị chìm trong mùi hôi thối, bốc lên từ những đống rác kếch xù, tồn đọng gần tuần lễ, hồi đầu tháng 8/2021.
Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Nghịch lý, đầu tỉnh cuối tỉnh là thành phố Móng Cái, thị xã Đông Triều, kề cận là thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên đều có nhà máy đốt rác, mà Hạ Long và Cẩm Phả là hai thành phố lớn của tỉnh lại chôn rác.

Trận đại họa môi trường ấy may được cả tỉnh tập trung trí lực khắc phục hậu quả. Nay, tưởng sự đã yên, nhưng tình hình chỉ là tạm lắng xuống, hiểm họa vẫn còn kề kề. Năm mới, nhớ lại chuyện cũ: Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương quyết liệt đóng cửa các khu chôn lấp rác, dù rằng các khu xử lý rác theo công nghệ chôn lấp ấy mới được xây dựng năm 2006, đầu tư bằng vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch, còn chưa hết khấu hao.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Khu xử lý rác của thành phố Cẩm Phả diện tích 6,09ha tại Khu 10, phường Mông Dương từ trung tuần tháng 9/2021, mỗi ngày tiếp nhận 200 tấn rác. Riêng từ ngày 13/9 đến hết ngày 24/9/2021, tiếp nhận 2.400 tấn rác, nếu chỉ dùng công nghệ chôn lấp không bao lâu sẽ hết đất chôn rác.

Thành phố Hạ Long đóng cửa bãi rác Đèo Sen, phường Hà Khánh và bãi rác An Tiêm, phường Hà Khẩu. Thành phố Cẩm Phả đóng cửa bãi rác Km7, phường Quang Hanh. Hai thành phố lớn của tỉnh khi ấy khối lượng rác thải sinh hoạt khoảng trên dưới 500 tấn/ngày, được chuyển về Nhà máy xử lý rác thải rắn Vũ Oai của Tập đoàn Indevco đang xây dựng nhà máy để chờ đốt.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Khu xử lý rác của thành phố Hạ Long ở xã Vũ Oai mỗi ngày tiếp nhận trên 300 tấn rác, gọi là “xử lý” nhưng thực tế chỉ là kho chứa trung chuyển, bởi chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ chôn lấp.

Dự án Nhà máy đốt rác công nghệ tiên tiến châu Âu, công suất 900tấn/ngày của Tập đoàn Indevco, tỉnh hy vọng sẽ làm chủ được vấn đề xử lý rác thải đô thị của địa phương. Nhưng, nhà máy xây dựng xong lại không đốt được rác, khiến 860.000 tấn rác đã trót chở về chờ đốt bị ứ đọng, buộc Indevco phải dừng tiếp quản rác nên mới xảy ra đại họa rác tồn đọng lưu cữu lâu ngày rồi tự phân hủy bốc mùi ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả năm đó.

Vấn đề xử lý rác thải ở hai thành phố lớn của Quảng Ninh nhiều chuyện thật mà tưởng như đùa, có những “bí sử” “để thì buồn - cắt thì đau”: Ngày 10/11/2017, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an từng bắt quả tang xe chở rác của thành phố Hạ Long vụng trộm đưa rác thải sinh hoạt lên khai trường của mỏ than Núi Béo đổ lẫn vào bãi thải mỏ nhằm giải phóng rác tồn trong đô thị. Làm vậy sạch chỗ này lại bẩn chỗ khác, rốt cuộc chỉ vì sự “độc quyền” trong quản lý bãi rác.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Xe chở rác thải đô thị thành phố Hạ Long từng đổ trộm vào bãi thải mỏ than, chỉ vì cơ sự độc quyền trong xử lý rác (ảnh: Văn Đức/TTXVN).

Rồi chuyện UBND tỉnh chỉ đạo tạm cho thành phố Hạ Long và Cẩm Phả đổ chung rác vào khu xử lý rác tạm ở xã Vũ Oai, nhưng theo địa giới đất xã Vũ Oai thuộc thành phố Hạ Long thì bảo vệ bãi rác này ngăn cản không cho thành phố Cẩm Phả đổ rác vào thổ đất của địa phương mình, dẫn đến sự đôi co hai bên không nhượng bộ được, phải nhờ đến cấp trên can thiệp.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Ngày 5/5/2021, cán bộ quản lý bãi rác Vũ Oai (Hạ Long) ngăn không cho xe của Cẩm Phả vào địa phương mình đổ rác, dẫn đến đôi co, hàng chục chiếc xe chở rác của Cẩm Phả đã dàn ra chặn đường vào bãi rác, khiến lãnh đạo địa phương phải can thiệp.

Hiện ở thành phố Hạ Long, lượng rác thải sinh hoạt khoảng trên dưới 300 tấn/ngày đang xử lý ở khu vực giáp ranh giữa xã Vũ Oai và xã Hòa Bình theo công nghệ chôn lấp. Nhưng thực chất cũng chỉ là khắc phục tình thế, chưa đảm bảo hợp quy -quy chuẩn của công nghệ xử lý chôn lấp hợp vệ sinh, như: không xây dựng bể chứa, hệ thống thoát nước thải - khí thải, hệ thống lắng lọc và sục khí - hóa chất xử lý nước rỉ rác, tiêu chí lớp lang chôn lấp... chỉ chôn lấp tạm, kiểu kho chứa chờ một giải pháp kỹ thuật hoặc hỏa thiêu, hoặc chôn lấp theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Khoảng 16h ngày 3/5/2022, bãi rác Vũ Oai bốc cháy, cơ quan Phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp huy động 4 xe cứu hỏa đến dập lửa. Tuy nhiên, bãi chứa rác rộng lớn, lửa cháy diện rộng, đến 8h30 ngày 4/5/2022 một số điểm vẫn còn âm ỉ cháy.

Khu xử lý rác Vũ Oai còn tạm bợ, một số diện tích đất đã thu hồi, một số chưa thu hồi vì còn hạ tầng của dự án cũ đã đầu tư xây dựng, vướng mắc về cơ chế bồi thường… đất đai đan xen bất tiện trong quản lý, điều hành sản xuất. Ngay con đường chuyên dụng vận tải rác dài khoảng 2km, đoạn cổng chính vào bãi rác còn phụ thuộc vào then môn của Tập đoàn Indevco. Ngày 7/01, ông NQK - Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ môi trường vào kiểm tra đột xuất lao động của mình làm việc trong bãi rác, bị bảo vệ của Indevco ngăn lại không cho vào.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Vận tải rác của Hạ Long đến khu xử lý rác Vũ Oai phải đi nhờ trên đoạn đường khoảng 2km do Indevco xây dựng rất bất tiện.
Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Thành phố Hạ Long phải đầu tư mở một con đường tắt vào khu xử lý rác Vũ Oai, phòng khi Indevco “vật mình” rào đường còn có lối gỡ thế bí.

Hiện lượng rác thải sinh hoạt thải ra của Cẩm Phả mỗi ngày trên 200 tấn. Thành phố đã được quy hoạch (Nghị quyết số 31/NQ-HĐND, HĐND tỉnh ngày 27/8/2021), đầu tư 52 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng khu xử lý rác có định hướng công nghệ hỏa thiêu, diện tích nghiên cứu 45ha, sử dụng 6,09ha tại khu 10, phường Mông Dương. Khu xử lý chôn lấp gồm 2 hố, một hố rộng 9.000m2 hố kia hẹp hơn 3.000m2, tổng cộng là 15.000m2 và 1 trạm xử lý nước rỉ rác 100m3 ngày/đêm. Đầu tư chuyên nghiệp hơn thành phố Hạ Long.

Bài 1: Rác thải, “hiểm họa” trong đô thị lớn của tỉnh
Từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2021, khu xử lý rác Vũ Oai, khi đó thuộc Tập đoàn Indevco nhập về 860.000 tấn rác chờ đốt, nhưng lò đốt rác xây xong mà không đốt được rác, rác tồn đọng đến nay phần tự mục phần còn chưa được xử lý.

Hiện, khu xử lý rác ở khu 10, phường Mông Dương đang nguy cơ quá tải. Thành phố đang xin chuyển đổi thêm 9ha đất rừng sản xuất sang mục đích mở rộng khu xử lý rác; đồng thời đôn đáo kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà mày đốt rác, nếu rác không được đốt, cứ diễn ra việc chôn lấp thì đại họa môi trường đến rất gần.

Ngày 26/9/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030. Trong đó, nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại các khu đô thị, các xã đảo, xã có hoạt động du lịch bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn trên 99%, thực hiện hiệu quả phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và hạn chế chôn lấp.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày, các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thải ra môi trường khoảng 1.397 tấn chất thải rắn sinh hoạt thông thường. Điều đáng nói là phần lớn lượng rác thải vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp, rất đang lo ngại ngay tại hai thành phố lớn của tỉnh Quảng Ninh đang có những bế tắc về định hướng thay đổi công nghệ chôn lấp rác lạc hậu bằng công nghệ đốt rác tiên tiến.

Nghịch lý là những địa phương đầu tỉnh và cuối tỉnh như thành phố Móng Cái, thị xã Đông Triều có lò hỏa thiêu rác. Thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên rác còn đốt được triệt để không cần phân loại… mà hai thành phố lớn của tỉnh lại luẩn quẩn với nguy cơ thiếu đất chôn rác.

Để Nghị quyết 10-NQ/TU của tỉnh Đảng bộ Quảng Ninh đi vào cuộc sống và người dân đô thị không còn lo lắng với đại họa rác thải, thì vấn để thu gom - xử lý rác thải ở thành phố Hạ Long và Cầm Phả cần phải gương mẫu, phải là điểm sáng chỉ đạo của tỉnh để các địa phương làm theo, không thể để hai thành phố lớn của tỉnh tụt hậu về xử lý rác thải như hiện nay.

Vũ Phong Cầm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

(PL&XD) - Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin trong bài “Vĩnh Long: Khu công nghiệp Bình Minh nhiều sai phạm thực hiện quy hoạch sử dụng đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp”, Khu công nghiệp Bình Minh đã lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Thậm chí lấy cả đất đang thế chấp ngân hàng cho nhà đầu tư thuê đất xây dựng nhà máy. Như vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm vi phạm này và Thanh tra kiến nghị xử lý những sai phạm này như thế nào?
Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

(PL&XD) - Tình trạng khai thác đất sét trái phép diễn ra hàng chục năm nay ở địa bàn xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, nhưng chính quyền địa phương dường như “bất lực” trước vấn nạn này. Đến nay, hoạt động khai thác đất sét làm gạch vẫn diễn ra ngang nhiên, gây thất thoát tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và các hệ lụy khác…
Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

(PL&XD) - Liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất, dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai ký Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 khẳng định, 05 hộ gia đình đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư và đề nghị Thành phố Hà Nội chấp thuận, sau đó Thành phố Hà Nội đã chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018. Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm không thực hiện theo văn bản chỉ đạo này. Ngược lại, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn lại ký Văn bản số 46/UBND-TNMT ngày 06/01/2023 khẳng định 01 trong 05 trường hợp nói trên là hộ ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.
Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

(PL&XD) - Hoạt động không phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất nhưng Nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ lò xoay tuynel di động của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên vẫn vô tư hoạt động bất chấp yêu cầu dừng sản xuất của UBND huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên).

Xem thêm

Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

(PL&XD) - Sau khi PL&XD có bài phản ánh về việc sử dụng đất san lấp nền dự án Khu dân cư vị trí số 7 tại khu phố Công Chánh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước không đảm bảo chất lượng. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải bốc bỏ khối lượng đất san lấp kém chất lượng và kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị liên quan.
Hà Nội: UBND phường Ngọc Hà phản hồi thông tin Báo điện tử Xây dựng phản ánh

Hà Nội: UBND phường Ngọc Hà phản hồi thông tin Báo điện tử Xây dựng phản ánh

(PL&XD) - Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng có bài phản ánh: “Ba Đình (Hà Nội): Xuất hiện nhiều công trình có chiều cao “lạ”, chiếm dụng vỉa hè”. Sau khi bài viết đăng tải, UBND phường Ngọc Hà đã có thông tin phản hồi về các công trình xây dựng Báo điện tử Xây dựng phản ánh và ra quân xử lý các trật tự vi phạm.
Đắk Nông: Thấy gì từ vụ việc “đất tặc lộng hành” tại huyện Cư Jút

Đắk Nông: Thấy gì từ vụ việc “đất tặc lộng hành” tại huyện Cư Jút

(PL&XD) - Hàng trăm ngàn m3 đất khai thác trái phép, rút ruột tài nguyên đất diễn ra rầm rộ, ngang nhiên trên địa bàn xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, thế nhưng các cơ quan chức năng sở tại “làm ngơ”, hoặc xử lý cho có, rồi tình trạng khai thác “đất lậu” lại diễn ra công khai thời gian dài, gây bức xúc dư luận.
Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

(PL&XD) - Nhiều hộ dân ở xóm 9, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) phản ánh về việc nhà máy gạch không nung của Công ty TNHH Xây dựng Xuân Tế xây dựng trái quy hoạch, sản xuất gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và gây nứt công trình nhà cửa của bà con.
Sóc Trăng: Vì sao nhà đầu tư trả lại chủ trương đầu tư dự án xây dựng Kho trung chuyển xăng dầu tại Ngã Năm?

Sóc Trăng: Vì sao nhà đầu tư trả lại chủ trương đầu tư dự án xây dựng Kho trung chuyển xăng dầu tại Ngã Năm?

Ngày 29/8/2018, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 2179/QĐ-UBND chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu) thực hiện dự án đầu tư Kho trung chuyển xăng dầu, Nhà máy trộn xăng sinh học, trạm chiết nạp gas, trạm cung cấp xăng sinh học, trên diện tích 108.000m2, tại Cụm công nghiệp Ngã Năm, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, với tổng vốn đầu tư 210 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng: Kiến nghị xử lý nhiều thông tin sai sự thật, bôi nhọ doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng: Kiến nghị xử lý nhiều thông tin sai sự thật, bôi nhọ doanh nghiệp

(PL&XD) - Liên quan đến nhiều thông tin thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng đã có đơn kiến nghị gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam, đề nghị điều tra, làm rõ những thông tin sai sự thật, xấu độc ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của doanh nghiệp.
Ninh Bình: “Mòn mỏi” bên dự án “treo”

Ninh Bình: “Mòn mỏi” bên dự án “treo”

(PL&XD) - Huyện miền núi Nho Quan (Ninh Bình) hiện đang có nhiều dự án chậm tiến độ, dự án “treo” khiến rất nhiều hộ dân cả chục năm qua phải sống "mòn mỏi” bên các dự án này.

Xem thêm

Xem phiên bản di động