
Ba Vì (Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động tại xã Ba Trại
30/05/2023 12:43
![]() |
Trạm trộn bê tông không phép của Công ty Cổ phần xây dựng Ba Vì ngang nhiên hoạt động. |
Vừa qua, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của người dân sinh sống tại thôn 8, xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) về việc trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần xây dựng phát triển Ba Vì (Công ty Ba Vì) ngang nhiên hoạt động không phép gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và ảnh hưởng đến trật tự văn minh đô thị trên địa bàn.
Một người dân sống tại thôn 8, xã Ba Trại bức xúc nói: Hằng ngày, các xe bồn nối đuôi nhau ra vào trạm trộn để “ăn hàng” khiến bụi bặm bảo phủ khắp nơi. Xe thì to, đường thì nhỏ nên hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngoài ra, chất thải từ các bồn chứa bê tông được rửa và đổ thẳng ra nền đất, ao nước bên cạnh và mương rãnh gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân sống xung quanh đây rất lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay, trạm trộn bê tông này vẫn đang hoạt động bình thường. Hàng ngày có hàng chục lượt xe bồn ra vào lấy bê tông vận chuyển đi khắp nơi. Với số lượng lớn xe di chuyển liên tục đã gây ra cảnh ô nhiễm môi trường, tiếng ồn và mất an toàn giao thông. Mặc dù, trạm trộn này đã bị cơ quan chức năng xuống kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu dừng hoạt động nhưng đến nay trạm trộn này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Được biết, ngày 02/11/2021, UBND huyện Ba Vì đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 7703/QĐ-XPVPHC đối với Công ty Ba Vì và yêu cầu công ty này phải tháo dỡ toàn bộ công trình trạm trộn vi phạm trong vòng 60 ngày.
Đến ngày 11/01/2022, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Ba Vì tiếp tục làm việc và yêu cầu Công ty Ba Vì không được hoạt động và tự tháo dỡ toàn bộ trạm trộn bê tông không phép.
Tuy nhiên, suốt thời gian dài trôi qua, trạm trộn bê tông nay vẫn ngang nhiên hoạt động gây ảnh hưởng môi trường, đe dọa tới sức khỏe của người dân. Mặc dù, cơ quan chức năng huyện Ba Vì đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trạm trộn bê tông của Công ty Ba Vì không đủ thủ tục pháp lý theo quy định. Vậy vì sao trạm trộn này không bị đình chỉ hoạt động? Có hay không việc cơ quan chức năng kiểm tra kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, “bảo kê”, “chống lưng” cho hoạt động trái phép này?
Trao đổi với phóng viên, ông Bạch Quang Nho - Phó Chủ tịch xã Ba Trại xác nhận trạm trộn bê tông Ba Vì hiện đang hoạt động không phép và đã bị UBND huyện Ba Vì ban hành quyết định xử phạt, yêu cầu dừng hoạt động, tự tháo dỡ toàn bộ các công trình vi phạm do Công ty Ba Vì làm chủ đầu tư.
Trước thực trạng trên, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Ba Vì cần sớm vào cuộc, có hình thức xử lý nghiêm đối với những sai phạm của Công ty Ba Vì theo đúng quy định của luật pháp.
Huy Trung
Cùng chuyên mục


Vụ phá hộ lan, dựng nhà trái phép tại thành phố Thái Nguyên: Xã Tân Cương báo cáo cho… xong!

Thường Tín (Hà Nội): Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động, chính quyền bất lực hay bao che?

Thành phố Vinh: Chính quyền xã Nghi Ân có “làm ngơ” cho công trình xây dựng không phép hoàn thiện và sử dụng?

Quảng Xương (Thanh Hóa): Xây dựng nhà máy đốt rác gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường
Xem thêm

Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Vì sao công trình sai phạm trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên tồn tại suốt 2 năm qua?

Thành phố Vinh (Nghệ An): Chính quyền có biết Dự án Trung tâm thương mại tại xã Nghi Phú xây dựng sai phép?

Cầu Giấy (Hà Nội): Phường Nghĩa Tân có né tránh cung cấp thông tin cho báo chí?

Hồng Bàng (Hải Phòng): Cần sớm xử lý trạm trộn bê tông không phép ở phường Hùng Vương

Thái Bình: Biệt thự, nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thái Bình: Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà kêu cứu

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Ngang nhiên san lấp, tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép trên 4.000m2 đất nông nghiệp

Khánh Hòa chỉ đạo xử lý sai phạm tại cơ sở sản xuất dăm gỗ của Công ty Cổ phần Sao Vàng

Khánh Hòa: Điểm dừng chân “khủng” được giao đất rừng để làm dự án

Bắc Ninh: Công ty Buwon Xây dựng nhà máy “chui”, xử lý hay hợp thức?
Xem thêm